Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014


chuỗi hạt sương

tặng em những hạt sương mai
hái trên lá biếc đầu ngày vào Xuân
xuyên sương sợi nắng rất hồng
kết thành chuỗi ngọc ướm vòng cổ duyên

mượn em nửa lúm đồng tiền
ươm bên ngực trái cho quên tuổi buồn
nhắc tình trau chuốt nụ hôn
lỡ quên ngày tháng cũng còn đam mê !


Cao Nguyên



mưa thu

em thấy anh buồn như thế nào
trong một chiều thu gió lao xao
tên em chạy trên đường mưa rớt
anh đuổi theo mắt vượt qua nhau

sao không vấp cho lòng ngừng lại
khỏi phải nhìn thấy bóng tình đau
cho thương nhớ mãi còn tồn tại
trong lời tình viết gởi cho nhau

*

em biết anh làm sao mà vui
nhìn đêm về theo lá vàng rơi
em thì xa ngoài tầm tay vói
bờ môi tình - vọng khúc chơi vơi

sao yêu chi giữa mùa thu tới
mưa hắt buồn vào trong đêm sâu
bình minh lên vắng lời chim gọi
mình biết tìm lời vui nơi đâu

*

con tim anh chừng như giá buốt
khi em còn theo mưa thu đi
những tia nắng còn hong chân bước
đừng gởi tình lời thơ chia ly !

Cao Nguyên 
  quàng vai nỗi nhớ

trao nhau bao chữ chưa vừa
thiếu đi một chữ đã thừa bâng khuâng
chung tình nặng gánh nợ nần
xót đau từng đoạn xa gần hợp tan

thương nhau mùa chuyển Thu vàng
nhớ nhau mây tím vắt ngang Đông sầu
Xuân buồn ngực trái nhói đau
con tim thổn thức trên cầu Hạ xưa

trêu tình gió cũng biết đùa
quàng vai nỗi nhớ cho vừa ý thơ
vọng thôi em nhé ! đừng chờ
nửa tim anh đã vật vờ trong em !

Cao Nguyên




thoáng em
(gởi người chẳng thể nào quên
em ngày của bóng, em đêm của hình )



thoáng em . chiếc áo bà ba
rất riêng sắc tím hoa cà năm xưa
gót hồng đon đả nắng mưa
còn nguyên nỗi nhớ, lại vừa hư không ?

thoáng em . mắt biếc môi hồng
bềnh bồng óng mượt tóc vòng vai thon
tiếng cười ấm ngọt rơi dòn
chưa tan âm hưởng, sao còn vọng thôi ?

thoáng em . tình khúc tuyệt vời
nồng nàn dấu ái gởi người trăm năm
môi còn nồng ấm hương trầm
đã phai sắc thắm ngữ âm cuối đời !

thoáng em . anh mãi bồi hồi
nhớ thương đuổi bắt, tội lời tình si
thoáng thôi em nhé . về đi
thương con mắt đuối . chỉ vì nợ duyên

Cao Nguyên



ước chi

ước chi giữa khung trời nhớ
mình gặp nhau trên sắc biếc của Xuân
để quên một thoáng ngập ngừng
mà như triệu hạt buồn nung tháng ngày !

ước chi gió nối vòng tay
chạm thôi em nhỉ ! đã đầy cuộc mơ
ngực em cắn ngập hồn thơ
và anh say chết bên bờ tim em !

phía nào em hỡi ! là đêm
góp trăng sao lại đọc tên người tình
rõ ra từ thuở nguyên sinh
anh em - hai đứa . bóng hình hoài thai !

say em - nhật nguyệt cầm tay
sáng cùng hai phía không ngày, không đêm
chỉ còn rực cháy giữa tim
một nguồn máu nóng chạy trên dòng tình !

Cao Nguyên





giao mùa trên em

xa em phiêu bạt góc đời
mượn hờ nhịp thở nuôi lời trao nhau
trăng nghiêng . bạc nửa tinh cầu
sao rơi trắng hạt trên màu sương gieo

mân mê đuôi mắt nhìn theo
rõ em bóng nhạt còn neo cuối ngày
nụ hôn chẻ vụn thoát bay
tràn đêm dư ảnh nhói đầy tim đau

uống tình đắng ngọt cào sâu
buồn tràn khe nhớ buốt sầu kẽ tay
nhón thôi nhẹ giấc tình cay
thoảng hương da diết vun đầy ngực xưa

mở lời hong chín hạt mưa
thơ đơm nụ biếc giao mùa trên em
đánh lừa từng mảnh vỡ đêm
nhặt từng hạt tím giữa tim chuốt hồng !

Cao Nguyên


vết xước

Em có biết
trên mỗi bước chân xa
anh gieo từng hạt nhớ
những chiều thương trôi qua
tình trổ buồn nhịp thở !

Em có biết
trên mỗi nhánh hừng đông
anh treo từng vốc nắng
hong ấm một cõi lòng
chứa rượu tình mật đắng !

Em có biết
anh bỏ quên trong anh
những lời thơ chưa viết
vì rất dễ nhiệt thành
vắt tim mình khô kiệt !

Em có biết
những đoản khúc buồn em
chảy tràn anh tha thiết
tạo vết xướt qua đêm
chẳng thể nào dấu biệt !


Cao Nguyên



phía không em


đến thăm tình . một phía đã không em
hình biệt tích chỉ còn anh đối bóng
nhớ ơi nhớ ! lăn trầm lăn như sóng
rơi cứ rơi ! từng chữ gọi yêu thương !

em đi giữa đêm buồn trăng nước lặng
bước nhẹ nhàng trong khoảng trống mông mênh
muốn tìm quên mà nhớ cứ chồm lên
quật em ngã trên lời thơ hấp hối !

không từ giã . em đi từ cửa vội
như đời em đã vội lúc xa nôi
bao nhiêu năm cay đắng nuốt nuôi đời
yêu say đắm dẫu lời không viết trọn !

biết thương nhớ không thể nào chạy trốn
ôm mảnh tình tan vỡ ghé môi hôn
gởi lại anh những vết rạn trong hồn
quạnh quẽ lắm . em không còn phía ấy !

Cao Nguyên





thoáng một nét tranh
( tặng người em gái Gia Long )



vẫn em như mới hôm qua
đường quanh chưa khuất màu tà áo quen
Phố Xưa trốn giấc ngủ đêm
anh ôm bài giảng ngồi bên trụ đèn

đọc bài lẫn lộn tên em
sáng cay con mắt còn lên Giảng Đường
gật gù viết mấy chữ Thương
trên cành phượng tím, đề : vườn Gia Long

trưa về lẩm nhẩm trong lòng:
(chiều em không gọi đừng hòng gặp nhau)
chờ hoài chẳng thấy em đâu
thì ra Mẹ cấm lên lầu " ngóng trai " !

nhớ tình khóc ướt mắt nai
thời gian qua ngõ ngóng hoài dáng xưa
bặt tăm mấy chục giao mùa
vậy mà nỗi nhớ còn khua nhịp buồn

cũng may mình chưa hợp hôn
nếu rồi em sẽ khổ tròn tuổi anh
ngắm tình thoáng một nét tranh
sắc hương thoảng nhẹ quẩn quanh suốt đời !

Cao Nguyên 








bất chợt giữa xuân
Em về bất chợt giữa Xuân
nụ hôn rớt vội trên lưng cuộc tình
con tim sững nhịp làm thinh
tội cho hơi thở rướn mình qua đêm

ngỡ ngàng hạnh phúc nằm yên
nghe thuyền rạo rực trôi trên đời mình
hồn anh no một bữa nhìn
thấy đôi môi cháy trong tình khúc mơ !

Cao Nguyên


 

bất chợt giữa xuân
Em về bất chợt giữa Xuân
nụ hôn rớt vội trên lưng cuộc tình
con tim sững nhịp làm thinh
tội cho hơi thở rướn mình qua đêm

ngỡ ngàng hạnh phúc nằm yên
nghe thuyền rạo rực trôi trên đời mình
hồn anh no một bữa nhìn
thấy đôi môi cháy trong tình khúc mơ !

Cao Nguyên



 
gởi tình theo gió
đất thở cùng em nhịp rung buổi sáng
lá biếc xanh ngời rạng giọt sương mai
rộn rã quá những tia hồng của nắng
chảy giữa em từng bước lặng anh theo

chậm nhịp thở ngày vui không rớt vội
giang tay ra trút hết nỗi ưu phiền
loài chim cũ hát lời ca rất mới
rót vào đời những khoảnh khắc bình yên

ngợp giữa lòng yêu thương trở giấc
hoa cũng cười trên mặt đất đang Xuân
lời thơ anh cũng vừa hong ráo mực
gởi tình đi theo gió đến vô cùng .

Cao Nguyên




hạt lệ

em sẽ chết trên vai anh - ngày tận thế
khi đam mê phún thạch vỡ dòng sông
lúc trí nhớ trần gian thôi tự kể
cuộc tình đi quên để lại di ngôn !

em chưa chết bây giờ, vì không thể
buông anh ra tan biến giữa hư không
bởi đã trót yêu anh từng hạt lệ
sắp đến ngày thành ngọn thuỷ triều đêm !

*

em sẽ chết trên vai anh lặng lẽ
cả ánh trăng, mạch nước cũng hờn ghen
ngay cả lửa cũng buồn giờ tận thế
vì chỉ có thơ anh mới đốt được em !

cám ơn anh trao em từng hạt lệ
sáng giữa thơ và lóng lánh trong mơ
nếu bất chợt hôm nay ngày tận thế
em đốt hồng hạt lệ chảy thành thơ !

Cao Nguyên




nắng thoát lưu đày
đến thăm em bằng tia cực tím
xuyên giọt mưa vừa lịm đổi màu
trên nỗi nhớ mang tên của biển
nối cánh bay buồn nhịp hải âu

nhặt nhạnh giữa vết hằn năm tháng
những hạt tình mùa rạng đầu thai
lá non nhú nụ mầm tím biếc
từ môi em mớm ngọt hình hài

những tia nắng mùa xưa còn lại
đang giữa mây nhập cuộc lưu đày
thấy hết được niềm đau của cát
em thôi buồn trách dấu tàn phai

anh đã đi bằng tia cực tím
xuyên hồn em, thấu suốt hình hài
buồn như cát làm sao đếm hết
chờ mây tan, nắng thoát lưu đày !

Cao Nguyên


bình nguyên em
tặng em búp đào mới nở
cánh rất hồng đang chớm độ vào xuân
nắng mai nhẹ lướt ngập ngừng
sợ chen vội quá làm rung nhuỵ đào

nhìn hoa, em chợt ước ao
mùa xuân ở lại trên màu tóc duyên
cỏ xanh bọc gót chân mềm
xôn xao vạt nắng trên bình nguyên em .

Cao Nguyên





 
lơ đãng
bữa nào Thơ dạm hỏi em
bằng lời thẹn chín biết thèm nụ hôn
rượt nhau cút bắt giữa hồn
gặp hơi thở mạnh bồn chồn nhịp tim

cầu mong chữ nghĩa nằm im
đừng quay quắt nhớ làm em giật mình
bỗng nhiên vỡ một lời tình
vì Thơ lơ đãng, em nhìn thấy anh .

Cao Nguyên




mùa hoa hạnh phúc
một thoáng xa nhau
anh nợ em nhiều lắm
nợ mấy dòng thơ
nợ một chữ tình
nợ cả lòng tin
nợ những vô hình !

ngủ ngon nhé em
bình yên về trả đủ
gồm ngàn điều vui
rộn ràng bối rối
xuyên vạn lời tình
đam mê đắm đuối
trên triệu lời thơ
yêu dấu tuyệt vời !

vui lên nhé em
quên đêm thao thức
vì cuộc tình xa
mùa hoa hạnh phúc
chỉ một lần qua
nên lời thơ vội
nồng nàn thiết tha !

Cao Nguyên
nhánh sao đêm

sợi tơ hồng buộc tim em thuở nọ
tháo làm chi cho gió cuốn tình đi
dòng nước mắt muộn màng khơi rất nhỏ
rơi âm thầm sao vỡ cả lòng sông !

tình cứ ngỡ lá trầu không chưa úa
trái cau xanh bổ nửa vẫn còn tươi
mâm ngũ quả, nến hồng còn rực rỡ
môi đang xinh sao trót lỡ nụ cười !

lặng lẽ thoát qua em mùa lá đổ
chiều, từng chiều, qua những Phố quen xưa
lời thầm lắng âm vang tình lướt gió
xao xuyến buồn gõ xuống bước chân đưa !

mùa Hạ cũ mà Phượng còn chín đỏ
từng cánh bay qua ngõ tựa môi quen
ghép giữa gió những mảnh rời tim vỡ
hạnh phúc về từ một nhánh sao đêm !

Cao Nguyên




sống với lòng ta
hứa với lòng - không buồn , không khóc nữa
sao còn nhìn . một nửa cuộc tình đau
bữa nay thôi . lòng nhé ! bữa nay thôi
cho ta ngắm thoả thuê tình lần cuối

lặng yên ngắm . nhìn ta buồn . đừng hỏi
lòng ta ơi ! ta chẳng trả lời đâu
lời thơ tình buông tiếng nấc giữa câu
giọt lệ đắng ngược vào tim thổn thức

lặng yên nghe . dường như ta muốn khóc
chỉ sợ lòng lại trách móc niềm tin
hứa bao lần . đã hứa với chính mình
không buồn nữa . tại sao còn muốn khóc ?

thì thôi nhé ! ta theo lòng cô độc
nửa cuộc tình đau . gởi lại mai sau
khi lời tình nối tiếp trọn nguyên câu
ta sẽ sống với lòng ta . hạnh phúc !

Cao Nguyên



mượn ý thơ em
một lần mượn ý thơ em
viết bài tình khúc, ru đêm nhớ tình
thẹn lời không xứng bóng hình
anh đem dấu bớt chữ " mình " vào tim

ngẩn ngơ tiếc . lại đi tìm
chữ " mình " lắng tận đáy tim . đợi chờ
nồng nàn lời, ý trêu thơ
tình ru đẫy giấc . ảo mờ khói sương !

Cao Nguyên




mai mình lên nơi ấy
gặp rồi lại xa nhau
cũng mãi là như vậy
sao còn hẹn hò nhau
mai mình lên nơi ấy

mai mình lên nơi ấy
Thu trở lạnh đầu mùa
nắng đùa cơn gió nhẹ
chân rộn lá vàng khua

chân rộn lá vàng khua
dòng thời gian chảy vội
em mắt biếc đong sầu
đắm lời tình cỏ rối

đắm lời tình cỏ rối
yêu thương rộn vòng tay
nụ hôn chờ đón vội
thoảng một chút hương cay

thoảng một chút hương cay
lời yêu còn mãi đấy
hay thoáng chốc mây bay
để đêm dài giấc nhớ

để đêm dài giấc nhớ
trong quanh quẩn tháng ngày
em ơi sau gặp gỡ
mình lại buồn chia tay !

Cao Nguyên




góp nhặt lời yêu
mấy bữa đi xa
anh nhốt tình trong nhớ
mãi gọi tên em
lời thảng thốt bay qua

vòng tay em đâu
giữa trời Thu sương lạnh
môi em xa rồi
hơi ấm có còn chăng

em yêu dấu ơi
mùa Đông gần trở lai
góp nhặt lời yêu
hong nồng ấm tình buồn

nếu mãi xa nhau
anh sợ tình vuột mất
như sân ga chiều
luyến nhớ chuyến tàu xưa !

Cao Nguyên
tình mới
Đông đã cũ và Xuân chẳng mới
nhờ mùa xoay, mưa gió trở mình
chỉ có anh em với tình là mới
cứ hai-mươi-bốn giờ thay một bình minh

bình mình cũ, hoàng hôn không mới
nếu mỗi ngày anh mất nụ cười xinh
tình cũng chẳng dại gì mãi đợi
nếu đêm về chăn gối lặng thinh

mỗi bữa ngắm cuộc tình rất mới
tụi mình quên tính tuổi yêu nhau
yêu thương quá trăm năm cứ đợi
mặc tháng ngày cũ rích từ lâu !

Cao Nguyên


  ru em ngủ

nếu Thơ anh đã vào em
hãy ôm đêm ngủ cho yên giấc nồng
kê đầu lên gối tịnh không
cho hương tình nhẹ xuôi dòng thản nhiên

ngủ đi em - giấc ngoan hiền
nhẹ buông nhịp thở vào miền vô ưu
thơ anh vui dẫu không nhiều
thương yêu cũng đủ nuông chìu tâm em

ý lời nhật nguyệt vô biên
thơ buông tơ chạm giấc em tuyệt vời
hạc hồng gieo nhạc lưng trời
anh nghiêng trăng mộng rót lời ru em

À ơi ! em ngủ bình yên
thơ anh đang chảy trong em ngọt nồng ! 



Cao Nguyên




vãi sầu
Tóc buồn đẫm hạt mưa đau
Chân khua sóng lạnh dâng sầu buốt tim
Tưởng trời sau bão tịnh yên
Sao còn gió chướng tràn đêm cợt tình

Vỡ ra bóng chẳng nương hình
Chẻ không gian vụn, bặt thinh tiếng cười
Vườn thơ em đóng cửa rồi
Anh gom chút lửa hong lời bên hiên

Chờ xuân xanh ngọn hồn nhiên
Dung dăng bước ngọc vượt triền mưa đau
Nợ lời tóc bạc dìu nhau
Sao còn chưa chịu vãi sầu qua mây !

Cao Nguyên



 
Huế chờ

hất tóc em ngược chiều gió thổi
nhìn vai ngoan vượt nắng qua cầu
quay quắt nhớ . mười hai nhịp đợi
xuôi Nam Giao về Phú Vân Lâu ..

chờ quá lâu . gặp nhau rất vội
thoáng lời tình đắm giấc mơ sâu
chập hai chữ thương yêu làm gối
chụm đầu nhìn đã đuối mắt nhau

qua Đập Đá tìm về Vỹ Dạ
bao nhiêu năm chưa lạ hàng cau
vẫn quanh quẩn mùi hương tóc sả
Huế chờ em vượt nắng qua cầu

anh chờ em trên đầu tuổi nhớ
đếm buồn qua những ngón tay khô
hạnh phúc ơi ! cánh diều tuổi nhỏ
buông dây ra . mi bay về mô ?

Cao Nguyên




hát trên môi quen
Nếu nỗi buồn vì mưa mà tới
em đừng thèm chơi với cơn mưa
dòng nước chảy không hề biết đợi
tình trôi xa . gọi vói cũng thừa !

Nếu nỗi buồn vì sương mà có
em đừng đi trong gió sương khuya
gió sương nhiều,vai em quá nhỏ
làm sao che kín ngõ tình buồn !

Nếu vì anh mà buồn vời vợi
thì tên anh đừng gọi trong đêm
giấc ngủ muộn làm em bối rối
bâng khuâng nhiều thương nhớ dày thêm !

Thôi nhé em . mùa Xuân đang tới
mưa gió qua . nắng rực hồng lên
anh sẽ viết tình ca rất mới
hát cùng em trên đôi môi quen !

Cao Nguyên




Xuân muộn

mùa Đông dài quá hoá thừa
nên chi Xuân đến không vừa tuổi em
tóc xanh thiếu nắng ru mềm
điểm pha sương tuyết lệch nghiêng sợi buồn

nắng lên mà rét chưa buông
nên hoa chậm mở cánh vườn Xuân em
chờ anh trộn lửa hương đêm
với lời trăng mật hong mềm tóc xanh !

Cao Nguyên
  bên thềm cô đơn
bên thềm cô đon
nhìn em ngôi khóc
trên đôi má hồng
giọt nước tròn lăn !

chiếc lá mùa Thu
vàng theo nỗi nhớ
nụ hôn tạ từ
sót lại trên môi !

anh ơi ! em ơi !
hai nơi cùng gọi
theo một lời buồn
vọng âm cuối trời !

*

bên dòng thơ anh
nhìn em ngồi nhớ
tiếng khóc ngon lành
chạy quanh dấu môi !

giọt sương Thu rơi
trên làn tóc rối
con tim bồi hôi
lời hát nào vui !

em ơi ! anh ơi !
đôi bàn tay vói
mù xa cuối trời
vòng ôm chơi vơi !

Cao Nguyên 






từ những nhánh sông

( mến tặng NH , HLP , NN , HLC , TVLT , TVĐQ
kỷ niệm ngày hạnh ngộ bên dòng Potomac / DC )

cười em - rung cánh hoa Đào
lay cây rót nắng chảy vào tóc hương
lời của sóng dòng Potomac
chào người về từ những nhánh sông

khẽ khàng thôi nhé tiếng chim
lòng ta đang rộn bên hiên nắng chiều
chân hăm hở giữa mùa cỏ biếc
gió cùng hoa ghẹo nắng vào Xuân

dưới bầu trời Washington . DC
hãy cùng nhau hát bên cây đào hồng
hát lời khát vọng Xuân ươm lá
hát mừng đời đẹp những tấm lòng

chiều rơi vàng nắng trên sông
niềm vui chen vội vào trong tiếng cười
thoảng reo trong gió lời hoa nói
tạm biệt người từ những nhánh sông !

Cao Nguyên
041705 




đêm quá khứ
tung tăng nhún nhẩy trên màu nắng
rộn gót chân em những hạt hồng
nhóng mắt nhìn theo thời xa vắng
đuổi bắt diều bay rợp bãi đồng !

lượm nắng hồng hong mùa Hạ cũ
ghép hờ cánh phượng vỡ bên song
lạc mất tên rồi - đêm quá khứ
người nợ em biết mấy mùa hồng !

tình chết giữa mùa em tuổi ngọc
tiếng cười rơi khua phím đàn buồn
ngày úp mặt trên vai đêm bật khóc
em xa người . người lạc mất dòng sông !

Cao Nguyên




mùa tình

rủ em trẩy hội đào hoa
xem ngàn cánh nở trên da nõn hồng
tựa cười quanh ngưỡng hừng đông
nghe con tim hát giữa dòng đam mê

dìu em trượt bước tào khê
ngược lên đỉnh nhớ, xuôi về lũng thương
đưa tinh vào cõi nghê thường
ngắm cho đã mắt bạt ngàn vóc trăng

lạc hồn trên ngọn âm thanh
uống lời, đuối mắt - tròng trành sóng tim
ngã lưng tựa dốc trời đêm
cắn cho sao vỡ trên thiêm thiếp đời

núi đồi cuộn hạt sương môi
ngữ ngôn cựa thở giữa nôi mùa tình !

Cao Nguyên 

bóng tình
rồi từ một lời đã hứa
mãi anh trong nhớ tìm em
dẫu cho nắng tràn mưa vỡ
chưa mòn mặt sóng thời gian

cũng từ mỗi người một nửa
thương không cần đợi làm quen
giục giã Thơ vào gõ cửa
gây hồng ngọn lửa trong tim

đến từ ý lời tha thiết
thơ đưa tình hăm hở đi
theo dòng thời gian da diết
nồng nàn điệp khúc tình si

mùa qua, sông trăng vẫn đợi
yêu thương trăm tuổi xuân thì
dẫu em chỉ là cái bóng
con tim chưa biết hoài nghi

chỉ cần nơi em tiếng vọng
thơ còn giữa nhớ mà đi
mãi em chỉ là cái bóng
vẫn nồng điệp khúc tình si!

Cao Nguyên 




 
thuyền em
em như vệt hồng của nắng
chân anh theo bước vui ngày
em như một dòng sông lắng
ru anh xa bến đời say

em như những lời chim hót
anh còn mãi giữa vườn Xuân
em như một làn gió thoảng
anh thôi không ngại vào Đông

với em dường như tất cả
hợp thành giao khúc bình yên
anh quên lời ghi trên đá
lưu truyền cuộc sống ưu phiền

đón anh từ nguồn sông nhớ
vào mai khi vừa rạng đông
nhẹ thôi khéo tình sẽ vỡ
thuyền em hai cánh môi hồng .

Cao Nguyên



hương mật
nhắc . không nhắc . lời ân tình vẫn nhớ
đâu cần chi gặp gỡ mới nên duyên
cũng chẳng cần ta sống cùng mảnh đất
tình trao nhau tự nó đã vô biên !

đến bên nhau ta theo lời của nhớ
quyện đời nhau qua dòng chữ ân tình
hạnh phúc đó . em ơi ! đừng để vỡ
dẫu chỉ là ảo ảnh nụ hôn xinh !

cám ơn em . áo may mùa hẹn hứa
vẫn mới nguyên treo giữa tháng năm xa
hương luyến ái vẫn bốn mùa rực lửa
vòng tay ôm còn giữ mãi thiết tha !

dòng ân tình giữa mạch đời rộn chảy
nắng Xuân lên vực dậy lá hoa tươi
hôn đi em . ngay giữa nét môi cười
đóa hồng nở tỏa giữa đời hương mật !

Cao Nguyên



chợt
chợt thương, chợt nhớ một người
dường như từ thuở vào đời nợ duyên
hay từ rất thật ngầu nhiên
mà giao hẹn ước trong tim cùng người ?

chợt ngày vui với giọng cười
chợt đêm thao thức theo lời tương tư
vương chi tình cuối chân trời
yêu thương cũng phải một lời chẻ đôi ?

hiểu không người - nỗi đau tôi
trộn dòng nước mắt theo lời thơ vui
có thể nào . yêu dấu ơi
tay trong tay bước giữa trời đang Xuân ?

chung môi một chén rượu mừng
tuyệt vời quá đỗi . dẫu chừng ấy thôi
chợt hồng lửa ý thơ tôi
dạt dào hạnh phúc chợt rơi vào đời !

Cao Nguyên




chỉ vì
chỉ vì chiếc nón em nghiêng
mà tim anh chạm vào hiên cuộc chờ
tay ngà xoắn tít quai tơ
quặn lời thương nhớ vật vờ bao năm !

chỉ vì em biệt mù tăm
bài thơ giữa nón thì thầm lời ru
ru tình yên giấc tạ từ
ru em chân mộng qua thời gian truân !

chỉ vì năm tháng ngập ngừng
em nghiêng chiếc nón đong lưng hạt sầu
bài thơ trải gió bạc màu
lời ru xưa vọng nhói đau cuộc tình !

Cao Nguyên


..........................


Nhạc
........................................................................
  Nhạc Phổ Thơ Cao Nguyên




MAI MÌNH LÊN NƠI ẤY
NS Hàn Sĩ Nguyên phổ nhạc:
http://www.freewebs.com/hansinguyen/hsncaonguyen.htm



Say Khi Xuân Đến Tết Về
NS LMST phổ nhạc

http://www.lmstflorida.com
  Giòng Thương Tích
http://www.lmstflorida.com/?579

 
Lời Huyết Mạch http://www.lmstflorida.com/?569

 
ghen
mừng em vừa mới biết ghen
đêm vui nghe những nhịp tim khác thường
nhịp hờn, nhịp giận, nhịp thương
tranh nhau gõ rộn trên đường tình qua

giận, sao mình nhớ người xa
hờn, buồn chẳng thấy ai ra dỗ dành
thương, nên lời nhủ lòng đành
bởi yêu, tình phải tập tành tánh ghen

dỗ dành, anh ngỏ lời khen
môi em từ bữa biết ghen thêm hồng
mắt ngời xanh hạt lệ rong
nụ cười nồng ấm thỏa lòng người xa

rượu tình vừa thấm giọng qua
men ghen đã ngấm ngà ngà tứ thơ
lòng gom mớ chữ vào mơ
gài dòng lục bát giăng tơ ghẹo tình!

Cao Nguyên

http://motgocpho.com/forums/showthread.php?19969-Ghen-(Nhạc: Nhạc Sĩ Lã Mộng Thường)
http://motgocpho.com/forums/showthread.php?20298-Ghen-(Hát: Ca Sĩ Thanh Dương )
http://www.box.net/shared/j9dxd9zeze
http://trinhnu.net/?i=x&x=86922 






https://www.box.com/s/q9rs400l98q63ispiyai
ấm lòng
thơ CaoNguyên_phổnhạc&trìnhbày Dzuylynh
album " Như Giọt Buồn Nhung "

Em bảo anh thử đi trên tuyết
với ly cà phê rất nóng trên tay
sẽ cảm thấy một ngày rất tuyệt
chút ấm lòng, chút lạnh chờm vai!

nếu bây giờ em cũng ở đây
mình hôn nhau trong tuyết đang bay
mùa Đông này sẽ càng thêm nồng
môi em hồng thơm hương tình say!

nếu bây giờ em cũng ở đây...
mình bên nhau trong tuyết đang bay
mùa Đông này chẳng còn giá lạnh
chút ấm lòng cho hương tình say !

Cao Nguyên


............................................................


Tao Đàn


...................................................

Diễn Ngâm Tho Cao Nguyên 

 
VỀ NGUỒN - CD Thơ Quê Hương của Cao Nguyên được thực hiện vào trung tuần tháng 2 năm 2005.
CD VỀ NGUỒN gồm 15 bài Thơ, với sự diễn ngâm:
1 - Về Nguồn - Bảo Cường
2 - Quê Nội - Thúy Vinh
3 - Sông trở giấc - Hồng Vân
4 - Về thăm Phố Núi - Lan Hương
5 - Huế chờ - Thu Hoài
6 - Hoa hồng tím - Bảo Cường
7 - Hoa sứ trắng - Vân Khánh
8 - Nhớ Đông xưa - Hồng Vân
9 - Tháng Chạp - Thu Hoài
10- Bên đời dìu nhau - Đoàn Yên Linh
11- Chiều nay sao thấy buồn chi lạ - Lan Hương
12- Trầm tư - Vân Khánh
13- Mai về Sài Gòn - Bảo Cường
14- Bốn mùa - Vân Khánh
15- Vó câu - Thúy Vinh



Nghe ở đây :

http://gachnoionline.com/depot/mimi/Truyen/caonguyen.html
Hoặc ở đây:

https://www.dropbox.com/sh/gn2jkc82wcut4ii/0E8XwFkBKn/CD%20Tho%20Cao%20Nguyen/V%E1%BB%81%20Ngu%E1%BB%93n
 
 
 
Xuân Thơ 
 
............................................................
 
 



Xuân Thơ


Xuân Thơ
Bên này bờ đại dương nhìn về quê hương vào mỗi cuối Đông lòng cứ nôn nao. Mùa Xuân Bên Ấy thế nào hỡi em?
gọi em môi hồng của nắng
viết lời tình khúc vào Xuân

Nỗi háo hức của tôi mong một chuyển mùa từ Đông vào Xuân có nắng ấm, hoa tươi với tình đời nhân ái. Chứ không phải trong tâm trạng người lữ khách đi Tìm Lại Xuân trong khu rừng phong trụi lá nơi vùng Đông Bắc Mỹ buổi tàn Đông với nỗi băn khoăn:
có gì vui
trên bước lưu vong
có gì vui
trên miền đất lạ
có gì vui
trong Tết xa nhà
có gì vui
bạn bè trôi nổi
có gì vui
trong men rượu cay!

Đã Tháng Chạp ta, cây trong rừng phong vẫn khẳng khiu, cành trơ trong gió xoáy, chưa thấy mầm nào đang nẩy chồi xanh.
Sương vây trắng quanh ngọn nắng đầu ngày, mà cũng đủ lóe lên tia sáng tin yêu và hy vọng. Niềm hy vọng Em Mãi Là Mùa Xuân trên Thảo Nguyên xanh với những cụm hoa dã quỳ vàng mượt, cuốn hút thơ tôi vào mộng đời xanh. Thơ xoãi bước thong dong từ cao nguyên về biển để ngắm những hạt pha lê cát bám bờ vai nâu thấm mặn trùng dương. Thơ tiếp bước về phố thị tìm hương hoàng lan thoang thoảng trên làn tóc mịn. Bằng ấy dáng xưa đơm mùa Xuân tuổi ngọc. Nhưng:

nắng lên mà rét chưa buông
nên hoa chậm mở cánh vườn Xuân em!
Chiều cuối năm, mở cửa ra hiên cầm chai rượu hồng bám đầy tuyết trắng, tôi lại thèm uống giọt nắng xưa vào mùa phượng trô. Uống ngụm rượu lạnh thơm mùa dâu chín, đâu đủ độ say sao lòng chao nghiêng trong mùa Đông băng giá xứ người! Tạo nên ảo giác một cuộc hẹn tương phùng cùng em trên vùng đất hứa:

mai em nhé mình về nơi ấy
anh ươm thơ trên môi em ngoan
nghe khúc khích tiếng cười trẻ dại
nũng nịu em bay theo diều hồng

em có thấy một dòng sông mới
dâng phù sa vào gốc mạ thơm
trên cánh đồng anh vừa nghĩ tới
không hề lưu dấu vết căm hờn
Khuấy trộn mùa quanh cho trí lẫn vào tiềm thức, bật lên nỗi nhớ da vàng bọc huyết thống Văn Lang. Quấn quít dòng thơ chảy ngược từ tâm thức tràn lên ngõ mắt găm chữ vào từng bước lưu vong. Từng bước xoãi dài từ quê nội ra quan ngoại gói ghém theo nỗi nhớ ngút ngàn về phố chợ quê tôi mùa Tết ngày xưa. Nhớ từng gánh hàng hoa trong phiên chợ sớm, nhớ từng màu mức và trái cây tươi khoe sắc dưới lung linh ánh nến trên bàn thờ Tổ Tiên. Nhớ cả mùi hương trầm và khói pháo từ nhà ra ngõ của làng, của phố, của một quê hương nặng nghĩa ân tình.

về thôi, Tết đã đến rồi
Mẹ chờ đun lửa canh nồi bánh chưng
Cha chờ rót chén rượu mừng
đêm chờ ngày mới núi rừng rộ hoa

về thôi, ừ nhỉ, về đi
để xem Hồng Lĩnh, Ba Vì còn không
Cao Nguyên còn bạt ngàn thông
Miền Tây còn những tấm lòng rất Thơ

Sự rủ rê mơn trớn hồn thơ từ háo hức đến nghẹn ngào . Ôi ngàn thông xưa nơi cao nguyên đang hóa đá . Hồng Lĩnh, Ba Vì nay đã rêu hoang! Nên mãi Thơ chờ Xuân nở hừng đông trên mặt đất để được:
uống no một bữa khát khao
nước nguồn sông Mẹ ngọt trào đáy tim
nghe không em! triệu lời chim
reo vui tấu khúc Bình Yên Lạc Hồng!

Những thân thương chỉ còn trong luyến nhớ, bởi cánh tay trần đâu đủ dài chạm tới dấu yêu xưa. Đành dùng cành tay thơ vói qua hoài niệm để chạm mùa Xuân. Chạm vào mạch đất quê mình đã lưu vong từ thuở còn lê la sau cuộc đổi đời, đến lúc phải ra đi thoát khỏi những đòn thù hung hiểm của bạo lực. Những đòn thù đập nát tình người, vùi chôn phẩm giá. Tàn phá cả một nền văn hóa Việt Nam vốn được xây trên nền tảng gia giáo và lễ nghĩa!

Nỗi khắc khoải nhớ thương Quê Mẹ đối với người lưu vong, quật xuống dòng thơ những vết hằn u uẩn! Cho dẫu tôi đã chọn hướng nhân bản cho chữ nghĩa bước đi, đau thương và chua xót vẫn ẩn sau mặt nổi của Thơ. Viết từ quán triệt mà đọc như mặc niệm ngôn từ. Cánh thơ rũ xuống ngấm vào mạch đời những trầm khúc đau lòng. May còn chút hương thơ tỏa trong gió viễn phương nối nhịp tình người giữa hai bờ Đông Tây tạo nên nét sử thi làm quà giỗ Tết:

mùa Tết mà rưng cay khoé mắt
phải anh vừa nhắc chuyện Mậu Thân
Huế chít khăn sô buồn thấm đất
mưa phùn phủ trắng mộ đời hoang

Để Thơ không lịm chết khi mùa Xuân hoài vọng chưa về. Tôi phải nhờ dáng thơ làm cứu cánh, giúp tôi đi nhẹ hẫng bước đời trên hành trình tìm lại mùa Xuân Văn Lang của giòng giống Lạc Hồng.
Thơ không chết vì Xuân còn sống mãi
Đời lại vui từ ấy có Xuân Thơ!

Cao Nguyên
Bắc Mỹ cuối Đông 2011



chuyển mùa
(mến tặng nhà văn Trương Anh Thụy - tác giả tiểu thuyết Chuyển Mùa)

tàn Đông gió gọi chuyển mùa
bình minh hé mắt nắng đùa rộ qua
thắm tươi muôn sắc cỏ hoa
ngát hương đồng nội quê nhà Việt Nam

chuyển mùa tấu khúc hợp đàn
triệu chim Hồng Lạc vượt ngàn vào Xuân
gieo trên đất, hạt hào hùng
tưới dòng nhiệt huyết núi rừng trỗ hoa

Cha Ông chưa ngại đường xa
Cháu Con tiếp bước thiết tha về Nguồn
chân vui hưng phấn dập dồn
tay chuyền ngọn lửa rọi hồng chân quê

chuyển mùa phá cuộc hôn mê
gọi người thức dậy hướng về tương lai
quên đen đêm, nhớ sáng ngày
giục Trời vỡ Đất, Người say Ân Tình

chuyển mùa bỏ giấc phù sinh
bởi trong mạch đất có hình bóng ta
lời Mẹ ru tận ngàn xa
vẫn còn âm hưởng trải qua một đời

chuyển mùa thao thức bồi hồi
chờ nghe Non Nước trao lời hồi âm
giữa Quê bày tiệc rượu Xuân
theo mùa én gọi chúc mừng tuổi nhau!

Cao Nguyên


em
mãi là
mùa xuân


em mãi là mùa xuân
giữa trời đông bão nổi
tình ươm ngọn nắng hồng
trên cánh đồng tuyết rối

em mãi lòng phơi phới
giữa trăm nỗi nhọc nhằn
không nao lòng bước vội
trên những lối đời qua

em mãi lòng thiết tha
với niềm tin rất mới
dẫu giữa cõi người ta
chứa bao điều gian dối

em mãi mãi tuyệt vời
trong lời thơ anh viết
như một đóa hồng tươi
nở cánh ngời thanh khiết

em mãi không quay lưng
nhìn từng vùng khắc nghiệt
không đắm nhìn trong gương
soi u buồn da diết

em mãi đời có được
từng bước, bước nhu mì
nhìn chân tình phía trước
không bao giờ biến di

em mãi trong lòng anh
mùa xuân và nắng mới
ánh mắt nhìn long lanh
khoe nụ cười tươi rói

mùa xuân em, mùa xuân
tình yêu ơi! vời vợi!

Cao Nguyên




hương thơ

gởi tặng em, thơ anh hương quả ngọt
hái từ vườn xuân sớm, nắng tinh nguyên
nhâm nhi hết những gọi mời mai mốt
tuyệt nhiên em thoát khỏi mọi ưu phiền

nhìn tám cánh chữ thơ hừng hực nở
thèm nụ hôn về ngủ giữa trang thơ
mới mơ ước đã nghe nồng nhịp thở
siết môi ngoan tình đợi đến bao giờ

em đừng sợ, thơ không là trái cấm
dẫu cắn nhầm, đời chẳng sợ hóa thân
chỉ sợ nỗi bâng khuâng tình quá nặng
thao thức đêm, em gọi nhớ bao lần

nếu ngại quá, em giữ nguyên quà tặng
cất vào nơi xinh xắn giữa tim em
khi bất chợt có nỗi niềm xa vắng
ngửi hương thơ, đời chắc chắn bình yên!


Cao Nguyên

Trúc Lan Diễn Ngâm:
https://www.box.com/s/ivxg03hy03q57o5ztlo0


Tình Khúc Vào Xuân
gọi em môi hồng của nắng
hát lời tình khúc giữa Xuân
tim rung theo từng nốt lặng
thương yêu rộn giữa vô cùng

anh nghe cả lời tim nói
trên từng nhịp thở bâng khuâng
có gì dường như rất vội
giữa em nỗi nhớ vô cùng

trên dòng thời gian im lắng
không gian vỗ sóng muôn trùng
nhớ thương gởi vào xa vắng
mây bay theo gió ngập ngừng

xuyến xao lan xa vời vợi
lướt trên mặt sóng chập chùng
anh gom từng con chữ rối
gợi lời tình khúc vào Xuân !

Cao Nguyên

Hà Lan Phương hát: http://trinhnu.net/nhac/36262

Xem tiếp: http://caonguyen.net/cn/viewtopic.php?t=632




Xuân Thơ


Xuân Thơ
Bên này bờ đại dương nhìn về quê hương vào mỗi cuối Đông lòng cứ nôn nao. Mùa Xuân Bên Ấy thế nào hỡi em?
gọi em môi hồng của nắng
viết lời tình khúc vào Xuân

Nỗi háo hức của tôi mong một chuyển mùa từ Đông vào Xuân có nắng ấm, hoa tươi với tình đời nhân ái. Chứ không phải trong tâm trạng người lữ khách đi Tìm Lại Xuân trong khu rừng phong trụi lá nơi vùng Đông Bắc Mỹ buổi tàn Đông với nỗi băn khoăn:
có gì vui
trên bước lưu vong
có gì vui
trên miền đất lạ
có gì vui
trong Tết xa nhà
có gì vui
bạn bè trôi nổi
có gì vui
trong men rượu cay!

Đã Tháng Chạp ta, cây trong rừng phong vẫn khẳng khiu, cành trơ trong gió xoáy, chưa thấy mầm nào đang nẩy chồi xanh.
Sương vây trắng quanh ngọn nắng đầu ngày, mà cũng đủ lóe lên tia sáng tin yêu và hy vọng. Niềm hy vọng Em Mãi Là Mùa Xuân trên Thảo Nguyên xanh với những cụm hoa dã quỳ vàng mượt, cuốn hút thơ tôi vào mộng đời xanh. Thơ xoãi bước thong dong từ cao nguyên về biển để ngắm những hạt pha lê cát bám bờ vai nâu thấm mặn trùng dương. Thơ tiếp bước về phố thị tìm hương hoàng lan thoang thoảng trên làn tóc mịn. Bằng ấy dáng xưa đơm mùa Xuân tuổi ngọc. Nhưng:

nắng lên mà rét chưa buông
nên hoa chậm mở cánh vườn Xuân em!
Chiều cuối năm, mở cửa ra hiên cầm chai rượu hồng bám đầy tuyết trắng, tôi lại thèm uống giọt nắng xưa vào mùa phượng trô. Uống ngụm rượu lạnh thơm mùa dâu chín, đâu đủ độ say sao lòng chao nghiêng trong mùa Đông băng giá xứ người! Tạo nên ảo giác một cuộc hẹn tương phùng cùng em trên vùng đất hứa:

mai em nhé mình về nơi ấy
anh ươm thơ trên môi em ngoan
nghe khúc khích tiếng cười trẻ dại
nũng nịu em bay theo diều hồng

em có thấy một dòng sông mới
dâng phù sa vào gốc mạ thơm
trên cánh đồng anh vừa nghĩ tới
không hề lưu dấu vết căm hờn
Khuấy trộn mùa quanh cho trí lẫn vào tiềm thức, bật lên nỗi nhớ da vàng bọc huyết thống Văn Lang. Quấn quít dòng thơ chảy ngược từ tâm thức tràn lên ngõ mắt găm chữ vào từng bước lưu vong. Từng bước xoãi dài từ quê nội ra quan ngoại gói ghém theo nỗi nhớ ngút ngàn về phố chợ quê tôi mùa Tết ngày xưa. Nhớ từng gánh hàng hoa trong phiên chợ sớm, nhớ từng màu mức và trái cây tươi khoe sắc dưới lung linh ánh nến trên bàn thờ Tổ Tiên. Nhớ cả mùi hương trầm và khói pháo từ nhà ra ngõ của làng, của phố, của một quê hương nặng nghĩa ân tình.

về thôi, Tết đã đến rồi
Mẹ chờ đun lửa canh nồi bánh chưng
Cha chờ rót chén rượu mừng
đêm chờ ngày mới núi rừng rộ hoa

về thôi, ừ nhỉ, về đi
để xem Hồng Lĩnh, Ba Vì còn không
Cao Nguyên còn bạt ngàn thông
Miền Tây còn những tấm lòng rất Thơ

Sự rủ rê mơn trớn hồn thơ từ háo hức đến nghẹn ngào . Ôi ngàn thông xưa nơi cao nguyên đang hóa đá . Hồng Lĩnh, Ba Vì nay đã rêu hoang! Nên mãi Thơ chờ Xuân nở hừng đông trên mặt đất để được:
uống no một bữa khát khao
nước nguồn sông Mẹ ngọt trào đáy tim
nghe không em! triệu lời chim
reo vui tấu khúc Bình Yên Lạc Hồng!

Những thân thương chỉ còn trong luyến nhớ, bởi cánh tay trần đâu đủ dài chạm tới dấu yêu xưa. Đành dùng cành tay thơ vói qua hoài niệm để chạm mùa Xuân. Chạm vào mạch đất quê mình đã lưu vong từ thuở còn lê la sau cuộc đổi đời, đến lúc phải ra đi thoát khỏi những đòn thù hung hiểm của bạo lực. Những đòn thù đập nát tình người, vùi chôn phẩm giá. Tàn phá cả một nền văn hóa Việt Nam vốn được xây trên nền tảng gia giáo và lễ nghĩa!

Nỗi khắc khoải nhớ thương Quê Mẹ đối với người lưu vong, quật xuống dòng thơ những vết hằn u uẩn! Cho dẫu tôi đã chọn hướng nhân bản cho chữ nghĩa bước đi, đau thương và chua xót vẫn ẩn sau mặt nổi của Thơ. Viết từ quán triệt mà đọc như mặc niệm ngôn từ. Cánh thơ rũ xuống ngấm vào mạch đời những trầm khúc đau lòng. May còn chút hương thơ tỏa trong gió viễn phương nối nhịp tình người giữa hai bờ Đông Tây tạo nên nét sử thi làm quà giỗ Tết:

mùa Tết mà rưng cay khoé mắt
phải anh vừa nhắc chuyện Mậu Thân
Huế chít khăn sô buồn thấm đất
mưa phùn phủ trắng mộ đời hoang

Để Thơ không lịm chết khi mùa Xuân hoài vọng chưa về. Tôi phải nhờ dáng thơ làm cứu cánh, giúp tôi đi nhẹ hẫng bước đời trên hành trình tìm lại mùa Xuân Văn Lang của giòng giống Lạc Hồng.
Thơ không chết vì Xuân còn sống mãi
Đời lại vui từ ấy có Xuân Thơ!

Cao Nguyên
Bắc Mỹ cuối Đông 2011


Xuân Thơ


chuyển mùa
(mến tặng nhà văn Trương Anh Thụy - tác giả tiểu thuyết Chuyển Mùa)

tàn Đông gió gọi chuyển mùa
bình minh hé mắt nắng đùa rộ qua
thắm tươi muôn sắc cỏ hoa
ngát hương đồng nội quê nhà Việt Nam

chuyển mùa tấu khúc hợp đàn
triệu chim Hồng Lạc vượt ngàn vào Xuân
gieo trên đất, hạt hào hùng
tưới dòng nhiệt huyết núi rừng trỗ hoa

Cha Ông chưa ngại đường xa
Cháu Con tiếp bước thiết tha về Nguồn
chân vui hưng phấn dập dồn
tay chuyền ngọn lửa rọi hồng chân quê

chuyển mùa phá cuộc hôn mê
gọi người thức dậy hướng về tương lai
quên đen đêm, nhớ sáng ngày
giục Trời vỡ Đất, Người say Ân Tình

chuyển mùa bỏ giấc phù sinh
bởi trong mạch đất có hình bóng ta
lời Mẹ ru tận ngàn xa
vẫn còn âm hưởng trải qua một đời

chuyển mùa thao thức bồi hồi
chờ nghe Non Nước trao lời hồi âm
giữa Quê bày tiệc rượu Xuân
theo mùa én gọi chúc mừng tuổi nhau!

Cao Nguyên


Xuân Thơ


em
mãi là
mùa xuân


em mãi là mùa xuân
giữa trời đông bão nổi
tình ươm ngọn nắng hồng
trên cánh đồng tuyết rối

em mãi lòng phơi phới
giữa trăm nỗi nhọc nhằn
không nao lòng bước vội
trên những lối đời qua

em mãi lòng thiết tha
với niềm tin rất mới
dẫu giữa cõi người ta
chứa bao điều gian dối

em mãi mãi tuyệt vời
trong lời thơ anh viết
như một đóa hồng tươi
nở cánh ngời thanh khiết

em mãi không quay lưng
nhìn từng vùng khắc nghiệt
không đắm nhìn trong gương
soi u buồn da diết

em mãi đời có được
từng bước, bước nhu mì
nhìn chân tình phía trước
không bao giờ biến di

em mãi trong lòng anh
mùa xuân và nắng mới
ánh mắt nhìn long lanh
khoe nụ cười tươi rói

mùa xuân em, mùa xuân
tình yêu ơi! vời vợi!

Cao Nguyên


Xuân Thơ


hương thơ

gởi tặng em, thơ anh hương quả ngọt
hái từ vườn xuân sớm, nắng tinh nguyên
nhâm nhi hết những gọi mời mai mốt
tuyệt nhiên em thoát khỏi mọi ưu phiền

nhìn tám cánh chữ thơ hừng hực nở
thèm nụ hôn về ngủ giữa trang thơ
mới mơ ước đã nghe nồng nhịp thở
siết môi ngoan tình đợi đến bao giờ

em đừng sợ, thơ không là trái cấm
dẫu cắn nhầm, đời chẳng sợ hóa thân
chỉ sợ nỗi bâng khuâng tình quá nặng
thao thức đêm, em gọi nhớ bao lần

nếu ngại quá, em giữ nguyên quà tặng
cất vào nơi xinh xắn giữa tim em
khi bất chợt có nỗi niềm xa vắng
ngửi hương thơ, đời chắc chắn bình yên!


Cao Nguyên

Trúc Lan Diễn Ngâm:
https://www.box.com/s/ivxg03hy03q57o5ztlo0



Tình Khúc Vào Xuân
gọi em môi hồng của nắng
hát lời tình khúc giữa Xuân
tim rung theo từng nốt lặng
thương yêu rộn giữa vô cùng

anh nghe cả lời tim nói
trên từng nhịp thở bâng khuâng
có gì dường như rất vội
giữa em nỗi nhớ vô cùng

trên dòng thời gian im lắng
không gian vỗ sóng muôn trùng
nhớ thương gởi vào xa vắng
mây bay theo gió ngập ngừng

xuyến xao lan xa vời vợi
lướt trên mặt sóng chập chùng
anh gom từng con chữ rối
gợi lời tình khúc vào Xuân !

Cao Nguyên

Hà Lan Phương hát: http://trinhnu.net/nhac/36262

Xem tiếp: http://caonguyen.net/cn/viewtopic.php?t=632


TRANG VĂN
 
Hồi Ký
Tuỳ Bút
Đoản Khúc
Truyện Dài
Tác Giả và Tác Phẩm 
........................................................................................
 
Hồi Ký

Chưa có bài viết nào trong Diễn đàn này
Bấm chuột vào bài mới để trở thành người đầu tiên gởi bài.
..................................................................
 Tuỳ Bút
....................................................................
 


Tùy Bút

SỰ BUỒN VUI
Về cái Buồn Vui


Bốn mùa: XUÂN - HẠ - THU - ĐÔNG, cái dòng thời gian bị ngắt ra từng quãng. Nhưng không hẳn là sự chuyển mùa có một giới hạn rõ nét mà còn phải tùy nơi, tùy lúc.
Có khác biệt của đất trời, là có khác biệt của lòng người. Cái Buồn Vui là khoảnh khắc của lòng người; tùy thời, tùy cảnh, tùy mức độ chao rung qua cảm xúc của người với Đời, với Người và với Mình ... trong những cái chung và những cái riêng.

Có những cảm khái thuận lòng suy nghĩ, cũng có những cảm khái nghịch thường - lòng người mà, đôi khi nó biến đổi trạng thái nhanh như vận tốc ánh sáng.
Đang vui rồi bỗng chợt buồn
đang buồn muốn khóc, lại cười hả hê
đừng hỏi ai tại sao lại thế
mình hỏi mình, không dễ trả lời....

Chuyện buồn vui thì vô kỳ hạn .

Cũng may sự đột biến vô hạn đó, đã tạo trong ta ngọn lửa nhiệt tình, luôn cảm xúc trước nỗi xót xa, sưởi ấm bạn bè và sưởi ấm chính ta...Vượt qua giới hạn của bốn mùa và không gian cách biệt. Sự rung cảm nhạy bén đến độ đôi khi ta không làm chủ được những giòng nước mắt. Nó chợt đến, chợt đi cả khi còn những "nỗi-buồn-chiến-tranh " hay trong thời hậu chiến. Cái cảm giác vế một cuộc ra đi nào cũng còn độ nóng. Từ cuộc ra đi xa lắc 45, rồi 75 và sau đó nữa. Như Anh vừa nhắc tôi về những người đã ra đi từ một bến sông.

Nhắc một chữ là thấy buồn một chữ. Chữ SÔNG đó. Con sông nào làm ngăn cách lòng người và ngăn cách nhân sinh? Con sông nào đã đưa ta vào miền đất hứa? Con sông nào đã đẩy ta vào chốn lưu đày? Như tôi đó, đã 3 năm ngồi tù vì một cửa sông, với cái tội bỏ Nước mà đi. Sau 7 năm ở Tù không có án về tội " ôm chân Đế Quốc " ???

Nước của tôi đấy sao? Phải. Đích thực là Nước của tôi. Nhưng sao tôi lại bỏ đi? Lại bất chợt nhớ đến câu của một người Bạn vừa mới viết ra: " Bị quê hương ruồng bỏ,giống nòi khinh ". Không. Giống nòi không khinh ta. Chúng ta là những mảnh của trăm cái trứng - đứa ra khơi, đứa được lên non... Sao lại bị rẽ khinh?
Đất nước tôi. Giống nòi tôi. Vĩnh hằng là giòng nước mát, là cội nguồn ta mãi muốn quay về. Cái nôi của Lạc Hống vẫn ấm, với tiếng ru êm của bà mẹ Âu Cơ. Chỉ những ai mượn tiếng giống nòi tôi trong mọi ý đồ mưu cầu danh lợi, mới khinh bỉ những người cùng chung nòi giống với mình.

Còn Quê hương - "Quê hương vẫn là chùm khế ngọt - Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người ..". Sự từ chối từ quê hương với người, hay từ người với quê hương, đều là sự bi đát trên chính cái thân phận của một quê hương.

Cái Vui mày trốn đâu rồi
Cái Buồn chễm chệ cứ ngồi ở đây?

Nếu thấy chướng tai, gai mắt thì đá nó đi, quẳng nó đi, quẳng thật xa vào cõi vô ưu. Mà cái Buồn thì lúc nào cũng trên chân cái Vui. Buồn lại biến tướng dưới nhiều hình thức, dưới mọi tốc độ. Có khi chợt đến, chợt đi. Có khi bám hoài dai dẳng trong suốt một thời, đến nỗi có người không còn chịu nổi, đã tự giải thoát mình ... Có người thì lấy rượu giải sấu, rồi sầu càng sầu ...

Nhưng cũng có người nhờ quá buồn mà tìm ra hạnh phúc. Đó là trường hợp của hai kẻ trên bước đường lang thang vì buốn mà gặp nhau. Qua một thời gian đã hóa gỉải được cái buồn và hai Họ nhận được tin báo hỷ. Lành thay. Thiện thay !!!
Tôi nghe nói, những người thích làm thơ thì hay buồn hơn người bình thường. Có đúng như vậy không? Nếu đúng, thì có cần tránh xa họ cho đỡ buốn không? . Chắc là không. Vì tôi cũng thích làm thơ, mà làm thơ để giải buồn, thì chắc là buồn ít hơn người vì buồn mà làm thơ ?? !!!
Có ai cười khi đọc qua đoản khúc này, là tôi đã mãn nguyện và rất cám ơn .
Lành thay ! Thiện thay !


110404


Cao Nguyên



Tùy Bút

Còn gì đế viết

Em hỏi - Bây giờ anh có còn làm thơ ?
Như em thấy đấy, anh còn gì để viết ?
Cho Tình Yêu ư ?
Vẫn những lời thương nhớ, những đau buồn vì xa xôi cách trở !
Mà hằng ngày em đọc rất nhiều ở những trang Thơ trên NET, trên Báo ... Thậm chí, cả trên những bức tường ở những công viên.
Mọi người đã phung phí thời gian và chữ nghĩa vào đó quá nhiều.
Rồi được gì hở em ?
Ngoài những nhớ thương mà mình đã biết ..
Ngoài những tin yêu mà mình sợ mất ...
Cái tha thiết hôm nay - ngày mai thành hoài niệm ...
những mất mát trong quá khứ cho ta hôm nay có những nỗi đau ...
Nhưng anh nghĩ những nỗi đau này không đủ lớn bằng nỗi đau ở chung quanh ta ...
những đứa bé chưa bao giờ được đi học ...
những cô gái phải sống trong các ổ mãi dâm, hay trong tay những tên cuồng tâm thô bạo ...
những người già gần chết không có người chăm sóc ...

Một cuộc đời là thế nào hở em ?
Tiếng khóc lăn từ trên nôi xuống, chảy dọc theo tháng năm của bước chân mình
từng vũng nước mắt và máu loang lổ quanh ta hơn nửa thế kỷ qua, là số phận nghiệt ngã mà mình phải trải ... và thế là cuộc đời ?
Anh muốn viết - và anh đã viết - về những cảm nhận đó, để nói với chính mình như một nhắc nhở về ý nghĩa của một cuộc đời

Có ai muốn chia xẻ với mình không ?
Có chứ em.
Chẳng qua là người ta không muốn đèo bồng thêm những đau buồn, khi mà chính họ đã phải vất bỏ bớt trên đường đi tới.
Bởi vì nó quá nặng, chỉ sợ không mang nổi suốt đời.
Chính anh và em cũng vậy.
Liệu mình còn mang được bao nhiêu nỗi đau vào người ?
Anh sợ mình cũng không kham nổi, nếu phải viết về nỗi đắng cay.
Vậy nên đã có những lúc anh không còn biết mình phải viết gì? Vả lại, anh cũng không muốn em đọc những điều anh viết mà buồn thêm cho mình và cho người.

Nhưng bỏ viết hẳn ư ?
Anh lại thấy buồn - như phải cắt cơn ghiền của một người đang nghiện.
Thế thôi !!

Em có thể cho anh một lời khuyên ?

Ngay bây giờ, anh muốn ngủ
trên một vùng yên tĩnh nhất, bên em !

Cao Nguyên



Tùy Bút

một cõi đã về
(tâm tình với Hiếu Anh)

Hiếu Anh ơi! Cứ xem như hôm nay, ngày cuối tuần, mình trò chuyện với nhau nhé.
Lại nói về một chút gì để nhớ, từ một nơi mình đã Đến, Ở và Đi - Phố Núi Pleiku.



Khi anh đặt chân đến đó, không hiểu có cùng bối cảnh và tâm trạng như thế này không:

"....Ra khỏi lòng phi cơ C.130, bước xuống Phi Trường Cù Hanh, tôi cảm thấy lạnh, dẫu lúc đó mới chỉ 6 giờ chiều. Da thịt của Sài Gòn nhiệt đới đang tiếp xúc với cái lạnh miền cao vào những ngày đầu mùa Đông, tuy hơi khó chịu nhưng khoan khoái. Chính cái lạnh và một chút hơi sương đã làm cái đầu tôi “ hạ hỏa “, khi phải tiếp nhận cùng lúc những tiếng ồn ào của động cơ các loại máy bay và xe quân sự, cùng với sự nhộn nhịp của ba lô, mũ sắt và súng đan ra vào phi cơ và các pháo đài bao cát. Có nghĩa là tôi đang đứng chân trên vùng đất chạm nhẹ là nghe tiếng nổ! Nghĩa là tôi thật sự mất đi sự yên tĩnh của những giảng đường, của những thôn xóm quê tôi vào thuở chưa mất đi sự yên tịnh..."
(trích hồi ký của Cao Nguyên)

Ba mươi mốt năm rồi đó anh, mình đã xa thành phố ấy, dẫu cho sương mù của thực cảnh, hay sương mù trong cả lòng ta, nhưng những gì ở đó vẫn hiển hiện trong cõi nhớ của mình.
Thương lắm, nhớ lắm cái khung cảnh chập chùng sông núi ấy, bao nẻo đường còn in dấu chân ta và bè bạn của một thời xa vắng dễ thương. Dẫu ở đó, có những tháng ngày tim ta rỉ máu, những giọt lệ hồng chảy trong đêm trăn trở khi hay tin bạn ta, ngày mai không về. Họ ở lại vĩnh viễn trên Đồi 31, trên đỉnh cao Dak Pek, Chư Prong, Chư Pao, núi Phượng Hoàng...
Thời đau xót đã qua, lẽ ra không nên nhắc lại. Sao tâm ta cứ mãi nhớ về? Có phải là sự không đành của nỗi tức tưởi trên hành trình đi tìm hòa bình, tự do, chân lý và bác ái cho quê hương!
Rồi sao nữa hở anh? Trong thời gian thoáng qua, giữa chập chùng sông núi quê nhà, giọt lệ hồng của tôi, của anh vẫn chảy theo dòng thơ, ý nhạc. Chen lẫn trong tình khúc anh viết là những khúc quân hành có âm vang nhịp trống Tây Sơn như nhắc nhớ mình còn chưa trọn bước trong sứ mạng của 4 chữ "Cư An Tư Nguy" đã nặng trong hành trang ta đi lúc rời khỏi Vũ Đình Trường Thủ Đức?
Sự rạo rực trớ trêu lại đồng âm với niềm thổn thức, nên những lời thánh ca bay vút lên cao. Những lời chúc phúc chạm hồn các vì sao, những thiên thể hiện thân các bạn ta ở đó, tạo nên nguồn âm thanh thánh thiện ngân tấu trong một bầu trời trên mặt địa cầu không còn hai cực Bắc, Nam. Tất cả đã nhất quán: trong hư vô ta là hạt bụi!
Hiếu Anh ơi! Bây giờ thì anh thong dong rồi. Muốn đi đâu thì đi, không cần giấy thông hành, không cần phép tắc và những câu nệ thế gian; muốn gặp ai thì gặp, kể cả những người muôn năm cũ!
Phúc cho anh đã đổi những giọt lệ hồng lấy ly rượu ân phước của nước Chúa, nồng nàn anh trong cõi đã về!
Anh có muốn về thăm Phố Núi với tôi hôm nay không? Nhớ lắm.

120205
Cao Nguyên


Tùy Bút

gió mùa em


Anh đang trên con đường vào thu giữa điệp trùng những ngọn núi tiếp giao trong vùng Monticello của thành phố Charlottesville - thành phố hiện đang còn dẫn đầu trong mười thành phố tốt nhất nước Mỹ về môi sinh và những thắng cảnh đẹp - phía nam Virginia.

Qua khỏi Apple Hill, đường một chiều uốn lượn vút lên treo các triền đồi. Kiếng xe cứ loáng lên những vạt nắng đủ sức chui qua những tán lá rợp bên đường. Chen trong nắng là sự dàn trải đủ sắc màu của lá chớm thu.
Xe chạy nghiêng theo triền dốc để lên những tầng đồi rợp vàng của nắng trộn lá. Dòng nghĩ anh theo lá rùng mình chuyển động trong sự tĩnh lặng của không gian vượt cao khỏi tầm những tiếng thở nặng của cuộc sống đời thường.
Những tế bào diệp lục đang thoái hóa trên phiến lá cơ hồ lao xao trong anh nỗi khát khao nhẹ nhàng của một tiếng rơi vào hố thẳm của chính mình.
Nếu không có những chiếc lá thỉnh thoảng chao xuống đậu trên mặt hồ, tưởng chừng anh có thể vớt được những đám mây trôi bồng bềnh trong nước.
Chân mây gợn vàng pha tím, cái màu dẫn dụ tâm ta bước qua lằn ranh hiện thực đi vào quá khứ biết nuông chìu những đam mê.
Cái khung cảnh tuyệt vời vào thu ở chỗ anh như thế, nhưng anh quá tệ, không viết được một đoản khúc hay.
Phải chi em đang ở đây, để đẩy những dòng chữ thoan thoát bay ru vàng cả mây và phiến lá trong một vùng trời nước trong xanh.

Sao em viết dễ quá, một tiếng rơi nhỏ nhặt bên đời cũng làm thành một trường khúc đủ cám dỗ anh nhập vai vào dòng nghĩ của em.
Anh thì chỉ biết nghĩ, những ý nghĩ chân thành với bối cảnh, nhưng khi viết, còn phải lo kiểm soát từng con chữ theo mấy ngón tay vụng về của anh trên bàn phiếm. Gõ thì chậm mà ý tưởng cứ chạy đi không cách gì cưỡng lại. Cố níu, những mắt xích sự kiện đã không còn liên tục, thế là hỏng.
Em đã từng la anh về cái tội lười biếng kiểm soát con chữ, nên những gì anh viết, theo anh - có ý thì hỏng lời, mà theo em - được lời thì mất ý.
Mà anh, em biết, vốn là người "tự ái khiếm thị", nhắm mắt và tin ở mình, nên chi suốt đời sẽ không bao giờ viết được một "tác phẩm" theo cách gọi của em. Đành thôi, (cái nết đánh chết cái đẹp), vậy mà em đã "bằng lòng" anh về cái "nết" ấy!? Cũng ngộ.
Thế là anh tự tin viết và gởi đi. Biết là khi đọc, em sẽ cười khúc khích về một anh chàng ngố đang ngắm cảnh trời đất vào thu mà còn vớ vẩn về một dấu yêu xa.

Đã bảo, đi đâu anh cũng thấy em mà.

Bởi em như gió, anh như lá
xanh, vàng - anh, tùy gió - mùa - em.


Cao Nguyên




Tùy Bút

Tâm Thức

(cho người ngồi ngắm thơ)

Này Em...

Chừng như lõm bõm ở đâu đó, có người gọi anh là "nhà thơ". Và anh đã phải khướt nhận "mỹ từ" này với những người vừa bạn, vừa thân, với 2 chữ "xin đừng". Với lòng biết ơn thâm trọng, dẫu biết đó là
món quà quí hiếm, nhưng rất mỏng manh và dễ vỡ. Bởi trên từng cánh chữ, anh buông nặng hạt đau. Chỉ sợ lời trĩu nặng khua dòng va chạm, bất chợt những chữ và nghĩa anh treo trên trời - gọi là net - rơi xuống chín tầng.
Không phải là địa ngục đâu em. Đừng hoảng! Do quán tính hướng tâm, rồi anh cũng gặp lại chữ nghĩa mình buông, nơi một cõi riêng.
Nếu nói theo một cây viết nữ: "viết là thả cánh diều lên trời, gởi giọt mưa vào đất, tự nó sẽ có nơi đến riêng". Thì "gió mùa em" đã đến nơi riêng... tâm hồn em. Đủ dấy lên sự cuồng nhiệt hồi báo cho một tín hiệu vàng thu theo tiếng rơi của lá uốn quanh vòng thân cây trên đường về cội. Da diết buồn trong nỗi đam mê về sắc thái thu quyến rũ, gợi ý cho phát thảo môt tình khúc mới mà những con chữ tự lăn theo triền dốc nghĩ. Tự nhiên, thanh thoát, gõ dòn theo phiếm cho chữ thoát bay, mang theo cả hơi thở nồng ấm phả vào phiến lá nằm yên trên tảng mây bềnh bồng trong nước, chờ lời ru của gió.
Đẹp vô cùng, và thơ mộng quá chừng. Anh muốn đuổi theo con chữ, ghim ý vào để chiết ra lời thơ cho em nếm đến mê hồn. Như có lần em đã nói với anh: thơ với em như một món ăn cho nhu cầu sống đích thực. Và vậy là em yêu cầu anh làm đầu bếp cho món ăn đó. Đừng đổi món - em nói anh đừng giận - Bởi khi anh đổi thơ ra văn, cái tài nêm nếm của anh quá tệ. Hãy ráng mà theo cái "sở trường" của mình, may ra có ngày anh sung sướng nhặt nhạnh những chữ nghĩa rơi rớt chung quanh đủ xây cho mình một nấm mộ thơ. Biết đâu, những lời lõm bõm của ai đó, gọi anh là "nhà thơ", sẽ trở thành những nét tuyệt vời trên tấm bia trước mộ.
Có thể không em? Hay chỉ là lời dụ hoặc anh chạy theo con chữ của em?
Ừ! Mà biết đâu, nhờ đi theo chữ, anh tìm ra nghĩa của những thanh từ còn ẩn náu trong âm sắc bí nhiệm của Đất và Nước.
Chữ và nghĩa lại hồng lên, nhẹ nhàng, quyến dụ trong tình yêu và hạnh phúc của "người và ta".
Cám ơn em gởi anh một tâm thức mới!


Cao Nguyên


Tùy Bút

Bạn, Người Tình và Em




Khối chân tình bao quát này phát khởi từ khi tôi biết lướt và nghe, nhìn qua NET trên những trang web chữ Việt. Riêng tôi, đã nhận ra sinh hoạt trên Net cũng giống như trong đời thường, nghĩa là có đủ mọi thứ đức tính "ắt có và đủ" của một con người, dẫu mọi người đều biết Net là Ảo. Một trong những đức tính đó là tự-thắp-sáng-mình, hoặc thắp-sáng-lẫn- nhau ở một số cá nhân hay một nhóm người. Từ đó đã xảy ra những xung đột trong những khu-phố-ảo, dẫn đến việc xử dụng những ngôn từ thiếu đứng đắn, thậm chí đôi khi... mất văn hóa... làm cho những người khác khi lỡ đọc đều thấy khó chịu.

Từ cảm nhận sự khó chịu này, tôi đã viết bài thơ "bạn, người tình và em":



bạn, người tình và em

Em ẩn mình sau cái Nick Name
anh tìm mãi vẫn còn chưa thấy
chính em!

Hỡi người tình trên NET
hỡi người bạn đường trên mây
hỡi người em gái nhỏ ở góc trời nào đấy

cười lên
hát lên
hay hét lên cũng được
tiếng em vang lộng chín tầng mây
tiếng em vọng đến năm vùng mặt đất

mến nhau, thương nhau, yêu nhau...
đừng nói nhiều, chỉ cần nói thật
nếu cần thiết cứ thản nhiên bật khóc
cho nhẹ người
nhẹ đời
nhẹ cả lòng anh

đừng dùng ngôn ngữ của đời nặng trĩu
hãy dùng ngôn ngữ của chim muông
đừng chất chứa hận thù thú dữ
hãy trải lòng như thể gió vi vu
đừng cảm đời như bị giam tù
mà chỉ thấy mình bay
giữa không gian huyền nhiệm

Đời quả thực không có gì bí hiểm
chỉ tại người với người cút bắt với nhau thôi

Bạn ơi
người tình ơi
và em của tôi ơi
dù quen nhau ở tít tận trên trời
cũng phải giữ sự nồng nàn thắm thiết
cũng phải hiểu và cần nên biết
chỗ cao sang của một tình yêu
chỗ trân trọng của một lòng tin
chỗ vĩnh hằng của lòng hướng thiện
CHÂN -THIỆN - MỸ đến từ cửa miệng
đừng xóa đi, đừng dập vùi đi
anh sẽ khổ
vì anh
vì em
vì bạn
nếu những thứ trong lành đều vỡ nát
nếu một chút tình lưu lạc cũng buông trôi!

bạn ơi
người tình ơi
và em của tôi ơi
hãy nắm chặt tay nhau
giúp dìu nhau
giữa giòng đời tuôn chảy

mãi mãi
ta còn đó
tấm lòng thơm ngát
giữa bạn
giữa tình
giữa một trái tim.

Cao Nguyên


Bài thơ này phóng lên net được 2 tuần, tôi nhận được vài cái PM với sự đồng cảm. Sau này, những người gởi PM và tôi đã trở thành những người bạn thân tình trên Phố Ảo. Từ đó, tôi mở ra cái topic "Cõi Ân Tình" trong chuyên mục tùy bút nơi Phố Rùm của Diễn Đàn Đắc Trưng. Suốt nhiều năm qua, tôi và các bạn đã chung chia những buồn vui rất chân tình ở đó. Dĩ nhiên do hoàn cảnh thời gian và không gian, một số bạn đã vắng mặt. Nhưng "Cõi Ân Tình" luôn hiện diện, ít ra với chính tôi, sống xuyên suốt một chữ tình trong cả các vị trí Thực và Ảo. Và tôi cũng rất lấy làm hân hạnh được gặp những người bạn, người em, trên Phố Ảo. Nếu có người hỏi khó tôi: có gặp người tình không? Tôi không ngần ngại trả lời: Có. Vì nếu tôi không có người tình thì tôi không còn làm được thơ tình nữa. Đó là những người-tình-thơ.

(2/2004-ghi lại để nhớ một chặng đường giao du trên Đặc Trưng/phorum -1/2008)

Cao Nguyên


Tùy Bút

Mùa hoa Hạnh Phúc


"... từ khi Em là Thơ
từng chữ - lời anh viết
cho anh và cho người
là tấm lòng tha thiết
trong yêu thương một đời..."

Là thế đó em, để quên những thường hằng nặng trĩu. Anh mỉm môi cười với chính anh khi cần vượt qua một dốc đời. Tìm cho mình chút bình yên hiếm muộn, sau hơn nửa thế kỷ phải sống qua với những xót xa chịu đựng.
Và anh đã dựng lên trong chính anh một cõi riêng, có bầu trời thanh nhã và đất vạn hoa với tình người hương mật. Chỉ có thơ mới dựng lên được cõi riêng này để rong chơi trên chữ nghĩa thuần khiết nhân từ. Vậy là anh, đúng ra là thơ anh, đã nhập lưu vào vùng "tri túc", tự ban tặng cho mình "mùa hoa hạnh phúc"


mùa hoa hạnh phúc

một thoáng xa nhau
anh nợ em nhiều lắm
nợ mấy dòng thơ
nợ một chữ tình
nợ cả lòng tin
nợ những vô hình!

ngủ ngon nhé em
bình yên về trả đủ
gồm ngàn điều vui
rộn ràng bối rối
xuyên vạn lời tình
đam mê đắm đuối
trên triệu lời thơ
yêu dấu tuyệt vời!

vui lên nhé em
quên đêm thao thức
vì cuộc tình xa
mùa hoa hạnh phúc
chỉ một lần qua
nên lời thơ vội
nồng nàn thiết tha!

Em không tìm thấy ở đó một vết bụi trần, không một chút bâng khuâng, không cả lời nghi hoặc. Hạnh phúc thanh thản, hồn nhiên nở như những cánh hoa để nhụy tỏa hương theo chu trình sinh thoái mà trường cửu bởi nét thiện mỹ ẩn trong hoa.
Nếu nhờ thơ, mình có được sự bình yên, có được tình yêu và hạnh phúc, thì sao mình không sống giữa cõi thơ và cũng chết từ trong cõi đó? Mỗi chữ thương yêu là một đóa hồng rực đỏ trong trái tim mình, giữa đi hay về chỉ là một cõi.
Không có nơi nào vừa bí nhiệm, vừa mê hoặc mà làm mình say đắm suốt một đời như thơ. Nên chi anh trân trọng từng chữ vào thơ, không có xảo ngôn và lời phù phiếm trong tất cả những tâm khúc viết cho tình yêu. Mỗi lời gọi nhau, trong tình yêu và trong tình người luôn chân thành cảm xúc.


gọi nhau


gọi nhau em nhé, bằng tâm
về mai sau nhé, trong ngần bước đi
ý tình, thơ ngỏ xuân thì
lời đời, vút cánh chim di bạt ngàn

gọi nhau em nhé, bằng duyên
về mai em nhé, đường huyên náo mờ
tình gần, trong nẻo hương mơ
đời xa, lời giữa vật vờ khói sương

gọi nhau em nhé, vô thường
về mai em nhé, quên đường bụi bay
vui tình, ý uống lời say
mừng đời, thoát cuộc trùng vây thụ hình

gọi nhau em nhé, bằng tình
về mai em nhé, bóng hình nhập chung
ý thơ, hồng nở đóa mừng
lời đời, khuất lấp sau tầng hạo nhiên!

Con chữ bật ra từ máu tim đã từng thắm đỏ trên sỏi đá, trên lá cỏ quê xưa, từng long lanh trong ánh mắt đã vì anh mà khóc. Những giọt lệ hồng thương yêu lại chảy vào tim, quyện trong dòng thơ thoát bay lên trời, theo mưa xuống đất, vô hình nhưng bất biến. Vòng luân chuyển tuyệt vời mà chỉ có thơ, trong đau thương vẫn cất tiếng hát ngọt ngào :

hát từ thuở núi bàng hoàng nghiêng vỡ
hát từ thời sông nức nở điêu linh
giữa khi máu và mô hôi trộn lửa
giọng đam mê quá nửa vẫn còn nồng

Vậy thì cứ ở trong cõi thơ, cõi đạo của lòng mình trên hành trinh tìm đến sự bình yên thiện mỹ với người và ta.

Ngủ ngon nhé em, theo lời thơ ru :

khi anh chết, trái tim vẫn đập
những nhịp riêng, rất riêng của em
dìu em qua một thời khó nhọc
lời thơ anh ru em từng đêm

anh không muốn nghe lòng em khóc
khi đêm về nhìn trăng vừa lên
nghe tình nói với mình như thật
sao buồn vui không anh một bên

chỉ anh chết, thơ còn có mặt
vì có em đứng giữa dòng thơ
đã cùng hát theo người đi vỡ đất
và chia buồn cho kẻ mất dòng sông!

(ru em từng đêm)


Cao Nguyên


Tùy Bút

ÂN TÌNH LỚN NHẤT TRONG ĐỜI

" công CHA như núi thái sơn
nghĩa MẸ như nước trong nguồn chảy ra "


Viết những giòng Ân Tình này giữa khi đời mình đã trôi qua quá nửa, có muộn không? Có. Vì bây giờ mới viết ra thành văn. Nhưng không muộn, không bao giờ muộn, vì những lời con muốn nói với CHA, MẸ, luôn tuôn chảy trong đầu, trong tim con, như mạch nước ngầm âm ỉ mà hối hả. Không có nỗi bất hạnh nào hơn trong đời người khi phải sống mà thiếu đi tình thương yêu của Cha Mẹ. Con mất Mẹ khi chưa tròn 4 tuổi, hình dung về hình thể Mẹ, với con rất mơ hồ. Con đã vẽ chân dung Mẹ bằng trí tưởng. Những nét vẽ về hình thể rất nhạt, chỉ có trái tim Mẹ con tô màu hồng vĩnh viễn không phai.

Với Cha, con khó mà quên chân dung Người. Cha đã làm hai nhiệm vụ: một người Cha nghiêm khắc + một người Mẹ nhu hiền, nuôi dưỡng con khôn lớn và giáo dục con thành người.
Nguồn Ân Tình cao rộng đó chảy mãi trong máu con, là giòng máu của Cha,của Mẹ, nồng ấm trong con suốt đời.



CHA
Khi Mẹ mất- Cha thêm tình của Mẹ
nuôi dưỡng con thuở còn bế vào nôi
Cha nâng con đi tập tễnh vào đời
Cha chỉ cho con thấy chân trời rộng
Cha dạy con vì người mà sống

tất cả vì con - hy vọng một đời
tất cả vì con - Cha khổ một thời

ngày Cha mất -
con đang bị lưu đày biệt xứ
lạy từ biệt Cha,con đã không tròn
hiếu nghĩa cùng Cha,con chưa trả được
nên suốt đời - con mãi buồn đau

con gởi đến Cha khối ân tình sâu nặng
những lời này như một nén hương
tưởng niệm Cha!


MẸ ƠI
Trời nghiêng - Đất cũng trở mình
Mẹ đi vào cõi vô hình lặng câm
yêu thương rời khỏi chỗ nằm
chỉ còn tiếng khóc lăn trầm vào tim
thế gian bỗng chốc im lìm
đời con trăn trở suốt miền ấu thơ
vọng buồn điệp khúc... ầu...ơ...
nghe xao xuyến chảy ngập bờ nhớ thương
Mẹ đi bỏ cuộc vuông tròn
suốt đời con mãi lịm hồn quặn đau

tóc con nay đã bạc màu
năm-mươi-lăm-năm đã qua rồi,
Mẹ ơi!


Cao Nguyên


Tùy Bút


Căn-nhà-thơ




Từ Phố Ảo của Net, và từ cửa sổ của hai căn-nhà-thơ, hai dáng-thơ thường ghé mắt nhìn khuôn mặt ngôn ngữ đồng cảm của mình. Dần dà, họ thấy mình vui hơn sau một ngày xuống lên những dốc đời, thấm mệt.
Khi sinh hoạt chung quanh căn-nhà-mặt-đất dịu lắng, cảnh vật vào vị trí tịnh yên trong màu hoàng hôn; và khi những ánh đèn điện tử lóe sáng, họ lại vào Phố nhìn nhau qua màn hồng nơi khung cửa vừa vén lên, báo hiệu chủ nhân đang có ở nhà. Thật rõ ràng những con-chữ hiện lên sau khung cửa. Họ ngắm những con-chữ của nhau đến độ thân quen. Ngắm rồi cảm theo sự dẫn dụ của hương rượu và trà, với màu hổ phách của nước nho Nam Mỹ hay màu vàng óng của trà xứ Việt, mà lòng bồi hồi, xao xuyến. Dầy sức khuyến dụ giục giã về những lời nhắn kết nối thân tình.

Rồi họ quen nhau, trong tình bạn tâm giao với nhiệt tình ấp ủ, đủ cho tâm-thơ khuấy động những cảm xúc thân thương, để viết thành một đoản khúc giao tình...


(gọi em ngay giữa Sài Gòn
để nghe giọng nói bồn chồn ngẩn ngơ
người không hẹn, kẻ chẳng chờ
ngẫu nhiên mà gặp, bất ngờ lại vui...)
...
(bây giờ anh ở đâu rồi
đến hay chờ đón, hỡi người phương xa
thích rượu hay muốn uống trà
nói cho em biết, kịp pha đúng giờ...)

Mẫu thơ ngẫu hứng này lại dẫn vào một tiết tấu khác...
-trà thôi, rượu uống sẽ say
-rượu nhẹ thôi mà anh
-nhẹ cỡ em không?
-chắc là nhẹ hơn đó anh
-nếu vậy, chắc anh sẽ thử. Phải là một ly rượu thật đầy cho tay trái
-còn tay phải thì sao?
-dùng để nâng em, xem bên nào nặng nhẹ - giữa rượu và tình!

*

Các bạn đang đọc một mẫu truyện ngắn dễ thương. Bạn có muốn mình trở thành nhân vật của truyện không? Chắc có, bởi tôi nhìn thấy bạn cũng đang ghé mắt nhìn khuôn mặt ngôn ngữ đồng cảm của mình.

Bạn hãy gọi đến cho người ấy đi, từ một thành phố mà bạn thích. Rồi bạn sẽ đến với người ấy, cũng với tay trái là một ly rượu đầy và tay phải nâng người ấy lên để biết giữa rượu và tình, bên nào nặng hơn.

Chúc bạn vui với cuộc hạnh ngộ đầy thú vị. Căn-nhà-thơ và khuôn mặt ngôn ngữ đồng cảm, bạn nhớ đấy. Thật tuyệt vời!

Cao Nguyên


Tùy Bút


Phân vân với chuyện đi, về?


Từ một góc phố Việt trên xứ người, vào những ngày cuối năm. Tôi (hay bạn) được nghe những mẫu chuyện của người Việt xa quê, quanh chuyện Đi, Về từ nơi mình đang lưu ngụ đến vùng đất quê hương, nơi mình đã sinh ra, hoặc cưu mang sự sinh ra thế hệ tiếp sau chung cùng huyết thống.

Những mẫu chuyện mình nghe được:

Chuyện giữa chú Ba và thím Bảy:
- Chào anh Ba, anh chị vẫn mạnh khỏe chứ?
- Cám ơn chị Bảy, tôi thì cũng ổn, chỉ có bà nhà tôi không khỏe lắm, vì bị cao huyết áp, hay bị mệt nên bớt đi lại nhiều nơi.
- Tuổi già thật là chán phải không anh, ai cũng bị chữ yếu, chữ bệnh làm phiền.
- Thì sinh, lão, bệnh mà. Tết này anh chị có về Việt Nam không?
- Dạ không. Ông nhà tôi với thằng Út vừa đi chơi ở bển một tháng hồi giữa năm. Còn anh chị thì sao? Có về thăm quê Tết nay không?
- Chưa chị à. Cũng tính đi về một chuyến, mười mấy năm xa đất Tổ, quê Cha cũng nhớ lắm.
-...

Chuyện giữa hai người bạn:
- Hello, Tâm!
- Hello Trọng! Cậu đi đâu biệt tăm, lâu quá không gặp?
- Tớ mới đi theo một tour về Việt Nam ba tuần.
- Thì ra thế, sao không chờ Tết hãy về, có phải là vui hơn không?
- Có phép thì đi thôi, đâu chờ được. Vả lại mình về chơi cho biết thôi mà. Mình không sinh ở đó, nên mọi thứ lạ lắm. Dù mình nghe bố mẹ kể rất nhiều về Sài Gòn và những nơi hai người đã sống qua. Bố mẹ mình còn có ý định khi về hưu sẽ trở về Việt Nam để sống, với tâm trạng “lá rụng về cội”.
- Thì cũng nên, chim có Tổ người có Tông. Mấy cụ không thích cảnh cuối đời phải gởi thây nơi đất khách.
-...


Những mẫu chuyện bình thường và giản dị như vậy, mình vẫn thường được nghe ở những nơi có người Việt sinh sống. Chủ đề xoay quanh vẫn là chuyện Đi, Về. Dẫu với sự suy nghĩ riêng tư nào thì Việt Nam vẫn là quê hương chính thống của mình. Điều duy nhất tồn tại (trong hôm nay và cả mai này) vẫn là sự không xác quyết về mục đích Đi hay Về Việt Nam?
Từ những mẫu chuyện vừa nghe, liên hệ vào những cảm nghĩ của rất nhiều người về vấn nạn này, như bài "Đi hay Về?" của T. Vấn tôi vừa đọc được trên tạp chí Nguồn (số 30), lại đưa tôi vào những băn khoăn trong cùng chủ điểm.

“… Về hay Đi? Về, hay đúng hơn trạng thái tâm linh của một con người nghĩ đến nơi chốn trở về là một miền đất bình yên và quen thuộc, là căn nhà xưa đầy ắp những kỷ niệm thuở ấu thời, là mái hiên đất nện lồi lõm vừa nhìn thấy đã ngửi ngay được mùi rơm khô chất đống sau mỗi mùa gặt dù đã nhiều năm xa cách. Còn Đi hay trạng thái tâm linh của những chuyến viễn du về vùng trời xa lạ, hứa hẹn những điều mới mẻ nhưng cũng không kém phần bất trắc, là cái háo hức của những tâm hồn non trẻ muốn tìm nơi tự khẳng định mình""… Về hay Đi, có phải đó là câu hỏi nhói lòng của một thế hệ Việt Nam hiện đang sống rải rác khắp nơi trên thế giới, và sẽ còn là câu hỏi nhói lòng không kém cho nhiều những thế hệ Việt Nam mai sau trưởng thành nơi xứ người" (Đi hay Về? – T. Vấn)

Đắc ý với bài viết chứa cả tâm trạng của lớp nguòi cùng lứa, cùng thời phải ra đi và muốn được trở về. Gợi tôi đọc lại những điều mình đã viết từ những năm qua với những bâng khuâng hằn vết trong tâm.
Từ nửa vòng trái đất, nhìn xuyên đại dương, vẫn luôn thấy bên kia bờ:


"... Bên kia bờ, xưa - đi vào kỷ niệm
những núi sông, đồng cỏ, thác hồ
mái rạ vàng theo chiều đổ nhấp nhô
nghé ngọ về chuồng, em ru điệu nhớ

Bên kia bờ, xưa - mãi là sự sống
theo nhịp rung cảm nhận của anh, em
dẫu muôn trùng xa, không thể nào quên
những hẹn ước, những chân tình gởi lại!..."
(bên kia bờ - thơ Cao Nguyên)


Vậy mà biệt ly, vậy mà xa cách muôn trùng!? Ôi nhớ! Nỗi nhớ ray rứt trong một đời người về quê hương với nhiều hệ lụy:


"... Biệt Ly!
Sao gọi biệt ly?
chân xa Quê Nội
Tâm ghì mộ bia
sáng đi nước mắt đầm đìa
chiều theo hương khói
chung chia cuộc buồn
khuya nghe ai gõ vào hồn
đưa tay hứng giọt
máu hồng còn tươi
dang chân đụng gốc sinh thời
lắt lay tiếng võng
...ầu...ơi! Mẹ về
Mốt mai hết cuộc xa quê
xác mong nằm ghé
bên lề Cha Ông..."
(biệt ly – thơ Cao Nguyên)


Nên chi lòng vẫn thắt thõm với chuyện Đi, Về để ngắm, để nhìn thỏa thuê vùng đất Mẹ. Và chúc phúc cho nhau bạn ta cùng nỗi nhớ, nhắc cháu con còn đó một trời quê:


"...thuở cha mẹ dắt dìu nhau vượt biển
thuyền xuôi dòng, nước mắt ngược vào tim
mong sông núi nương hồn người linh hiển
giữ cho thơm vĩnh viễn mạch quê hương

chúc phúc cho nhau, khi ta còn nỗi nhớ
mãi yêu thương con đường nhỏ về làng
vẫn còn đó những cánh diều lướt gió
vút lên trời tuổi nhỏ tiếng cười vang!..."
(chúc phúc – thơ Cao Nguyên)


Mỗi khi khung trời mơ khép lại, mỗi trở mình là thao thức theo chuyện Đi, Về:


"... nếu đi mà thong thả
tội đếch chi quay về
cứ nhìn đời đon đả
ta dõi miết đường mê

nếu về mà an tịnh
cần quách gì cứ đi
ngồi lê đời bịn rịn
mê hoặc cõi hồ nghi

Đi, Về - đường khúc gãy
chồi nứt ngọn hoài thai
giấc đời xa ngọt ngậy
cong quắp khối hình hài..."
(gọi điêu tàn thức dậy – thơ Cao Nguyên)


Về đi! Về đi thôi! Ôi nỗi nhớ Huế, Sài Gòn, Hà Nội … rân trong tim bao nỗi bồi hồi:


"... Hà Nội với anh là kỷ niệm
thuở ấu thơ nghịch sóng Hồ Gươm
đốt lá bàng học bài Quốc Sử
thư trao em dòng chữ xuân thì

Hà Nội với anh là nỗi nhớ
Thăng Long - Bặch Đằng - Thê Húc - Cổ Ngư
ba-mươi-sáu-phố-phường
chân chưa dạo khắp
gói cốm sông Hồng đã nhạt múi hương

Hà Nội với anh - Nửa đời trăn trở
lửa bàng reo cháy vở học trò
nước mắt loang nhòa trang sử cũ
muôn dặm đường qua - giấc mộng hờ!..."
.
(Hà Nội với anh – thơ Cao Nguyên)


"... hất tóc em ngược chiều gió thổi
nhìn vai ngoan vượt nắng qua cầu
quay quắt nhớ, mười hai nhịp đợi
xuôi Nam Giao về Phú Vân Lâu
...
qua Đập Đá tìm về Vỹ Dạ
bao nhiêu năm chưa lạ hàng cau
vẫn quanh quẩn mùi hương tóc sả
Huế chờ em vượt nắng qua cầu..."
(Huế chờ - thơ Cao Nguyên)"...

Sài gòn, Em và chiếc áo dài
dựng trước anh chân dung mùa Hạ cũ
có nắng chen mưa đùa ngọn tóc bay
nghe cánh phượng rơi đầy trong sóng mắt
...
Sài Gòn Xưa, lụa vàng ươm vóc ngọc
mịn hồng da, đuôi tóc ủ vai trần
hăm hở bước nghêu ngao mùa guốc mộc
ngắm thơ tình trên vóc giấy hoa tiên
...
Sài Gòn đam mê với Thơ và Nhạc
trên hành trình khao khát những dòng sông
sức quyến rủ những con đường, góc phố
chảy dọc đời tóc bạc hóa mây xanh

Sài Gòn ơi! thương quá tiếng Em, Anh
biết dỗ ngọt suốt bốn mùa hoa, trái
áo dài Mẹ, em vẫn còn giữ mãi
từng đường thêu dấu ái vẫn còn xinh..."
(Sài Gòn – Em và chiếc áo dài – thơ Cao Nguyên)


Bằng ấy những nỗi nhớ về quê hương chất đầy trong ký ức. Bạn nói đi,làm sao tôi chẳng mong Về? Dẫu trong lòng còn nỗi phân vân:


"mai Về
chứ chẳng phải Đi
Đi là hồi nẳm,
tưởng Đi không Về

phân vân
mãi chuyện Đi, Về
làm sao lòng biết
chắc Về hay Đi

quê nhà
hương hỏa, triều nghi
tổ tiên hiển hiện
sao Đi không Về

quẩn quanh
đau cuộc sơn khê
người cho tôi biết
nên Về hay Đi

Việt Nam!"
(phân vân - thơ Cao Nguyên)


Trả lời chưa được từng ấy câu hỏi. Liệu lòng mình có thanh thản khi Về nơi còn nặng lòng với "hương hỏa, triều nghi"? Thời gian đang cuối bờ Tháng Chạp, Tâm đang giữa vòng luận thức Về, Đi. Đành tản mạn vài dòng cho thỏa chút tâm ý nghĩ về quê hương tuyệt vời xa tít đó!


"tháng Chạp rồi sao? Ồ sắp Tết
một năm đi, thêm một tuổi về
còn lại chi, những gì sẽ hết
trong cuộc đời lữ khách xa quê?

tháng Chạp đến, Đào Mai chớm nụ
thôn xóm vui chợ búa rộn ràng
mùi bánh mứt thơm lừng góc phố
trẻ con khoe áo mới đầu làng!

tháng Chạp về, những ngày giáp Tết
thương quá chừng, nhớ lắm quê ơi
những nỗi nhớ chưa hề biết mệt
trong tâm tư suốt một đời người!

cám ơn ai nhắc ta tháng Chạp
để không quên vị Tết quê nhà
dẫu thế sự thăng trầm đã khác
đất chôn nhau ấm lạnh trong ta!"
(Tháng Chạp - thơ Cao Nguyên)


Từ những ý từ hôm nay, tôi xin gởi đến mọi người lời chúc vạn sự an bình khi trước mặt đào hồng, mai vàng rộn nở trong nắng ấm của một mùa Xuân Mới, đợi một trả lời tương thích: Đi hay Về Việt Nam!

Cao Nguyên


Tùy Bút

ẩn cư
mai anh cùng chữ ẩn cư
rảnh, mời em ghé cội từ thăm anh
qua vừa quá quãng âm thanh
sẽ nghe chuông tịnh gõ cành liễu sương

giọt rơi thánh thót vô thường
mở ra lối dạo trong vườn chân như
trà đàm nơi quán đạo thư
thơ chờ em ướm bút từ phổ thanh!

Cao Nguyên

***

Em,

Nếu mai kia, mốt nọ; anh thực sự có một nơi chốn để ẩn cư. Anh mong còn có cơ duyên hạnh ngộ với em.

Khi em đến, anh đưa em dạo qua khắp lượt những thanh cảnh, rồi mời em vào "đạo quán" uống trà, đàm đạo về những lẽ ta đi trên những con đường phải trải, về lẽ ta về những nơi chốn hằng mong!

Vào "đạo quán", nói thì nghe xôm như vậy, thực ra chỉ là vào một chái hiên, có cái bình phong là những cành trúc đan xen nhau, với lá biếc xanh ôm từng lóng trúc vàng óng mượt.
Mới giả dụ thôi mà anh thấy cả một khung cảnh tuyệt vời, có thể ca tụng đời với những dòng thơ cảm thụ về một nơi chốn vô hằng mà muốn có.

Mà có ai cấm được mình những ước mong muốn có, phải không em? Như hương vị trà anh mời em nơi đạo quán, có thể sự mẫn cảm nhắc em nhớ lại một làn hương nhẹ khó quên - hương sen! Phải rồi, hương sen của hồ Tịnh Tâm, nơi mà em mong nhìn thấy lại cả bóng mình cùng với búp sen hồng trong sóng nước lung linh những cụm mây. Cái khung trời thơ ấu xa lắc đó mãi vương hoài trong nỗi nhớ tụi mình.

Thuở Ấu đã xa, thì giữ Thơ ở lại cho ta còn chút thi vị của đời. Và vậy là anh cùng chữ ẩn cư, và chỉ có chữ mới làm em nhớ lại, hay khi em về thăm, sẽ thấy như chính mình đã từng ở đấy, bên anh. Như bây giờ, em vẫn bên anh trong cái cõi riêng - cõi phối âm của chữ nghĩa vô hình mà say đắm.

Mỗi ngày, một chút lãng đãng trong thơ, cũng là hạnh phúc - nguồn hạnh phúc ngoài tầm hủy diệt!

Cao Nguyên


Tùy Bút

quà sinh nhật


- hello! Chào em!
- Chào anh!
- Em khỏe chứ? Sao giọng ngái ngủ vậy?
- Đang "nướng" mà!
- Chín giờ rồi đó cô nương.
- Em đâu cần thứ qui tắc thức, ngủ đó
- Mừng em có được sự tự do trong sinh hoạt ngủ, nghỉ và cả trong thương yêu.
- Ờ hớ, em thích vậy.
- Đó là sự ưu đãi ngoại lệ, không phải thích là được.
- Bắt đầu từ ý chí đó anh.
- Và cả sự hiểu biết về mỗi bố cục?
- Cũng đồng nghĩa với sự từ khuớt hay chấp nhận một chủ đề.
- Vừa đơn giản, vừa phức tạp như em?
- Hơi quá à nghen. Em thì lúc nào cũng thuần thành.
- Với cả anh?
- Thì dĩ nhiên. Nếu không, dễ gì em nói chuyện khi còn ngái ngủ.
- Cám ơn em.
- Một ngày vui nha anh. Em đi tắm đây...
- Chờ một chút.
- Gì nữa cưng?
- Báo tin vui.
- What for?
- Hôm nay sinh nhật anh...
- Ỗ, really! Chúc mừng anh thêm một tuổi đời. Thêm lời để viết tuyệt vời tình thơ.
- Cám ơn em nhiều lắm, nhưng còn thiếu quà sinh nhật.
- Làm sao gởi kịp quà?
- Nhanh lắm, một nụ hôn.
- Tham!
- Bản chất bất năng di...
- Sở cầu hữu năng thoái.
- Nghĩa là không có quà?
- Có, gởi ngay.
- Nhớ gởi đúng chỗ - nơi trái tim.
- Biết rồi anh yêu, nhận đi.
- Tuyệt vời! Cám ơn em!

Cao Nguyên


Tùy Bút

Thung Lũng Hồng
Đây không phải là "thung lũng hồng" của Đà Lạt - thung lũng đẹp và thơ mộng, đã có biết bao lời thơ,tiếng hát nói về nó.
Thung- lũng- hồng mà tôi nói ở đây, đối với tôi là một địa danh buồn, mãi mãi buồn. Ba chữ THUNG LŨNG HỒNG được viết bằng sơn xanh màu lá trên một mảnh kim loại xám, được dựng ở ven đường Liên Tỉnh Lộ 7 (vùng Cheo Reo / Phú Bổn). Khi thấy cái địa danh này, trong thoáng chốc tôi đã quên đi cái vùng lửa từ phía sau đang cuộn tới bén gót chân đoàn người di tản từ cao nguyên xuống đồng bằng - họ đi tìm Sống - vào những ngày cuối tháng 3/1975.
Thung-lũng-hồng! Một ngữ âm buồn mà đẹp, một chất giọng thơ nẩy lên từ vùng đất chết, đã đẩy tôi đến một nghịch thường: thi vị hóa một hiện trường đầy máu và nước mắt của thân quyến tôi, của bạn bè tôi. Phải chăng đó là nét bi tráng? Một tấu khúc toàn những vọng âm buồn nổi lên trên cái nền nhạc Jazz cuồn cuộn lửa.
Những giòng thơ tôi viết từ hiện trạng đó, bây giờ đọc lại, lòng vẫn còn nao nao xúc động - một xúc động nghẹn ngào - khi nét mặt bạn tôi hiện lên rõ nét, mà nó thì mãi mãi nằm xuống trên thung lũng buồn. Rồi còn mãi thấp thoáng trong ký ức tôi những giòng nước mắt.

thung lũng hồng

Trưa đong đầy nắng Hạ
đi qua thung lũng hồng
nơi đây vùng đất lạ
sao nghe buồn mênh mông

bên trái - những cánh đồng
đạn cày,bom gieo hạt
bên phải - giòng sông Ba
với đôi bờ xơ xác

vách núi cao dựng đứng
bờ vực thăm thẳm sâu
xác người vắt lơ lửng
dọc hai bên thành cầu

bầy chiến xa quay đầu
đạn cày tung vách đá
rừng núi bỗng đổi màu
hồng hoang ngày tháng Hạ

lửa trào lên cuồn cuộn
đốt cháy thung lũng hồng
bạn bè vừa ngã xuống
ta rơi vào hư không!

3/75

Cao Nguyên


Tùy Bút


Thật rõ ràng, cơn mơ vừa mới tinh. Định bụng, hôm nay có được chút rảnh rổi, sẽ khơi lại, viết ra câu chuyện vừa mơ. Thế mà khi cố nhớ lại thì câu chuyện trong mơ đã mất tiêu. Gợi mấy thì giấc mơ vẫn ù lì trong tiềm thức, không chịu lú ra, nó lẫn ở đâu đó trong cái đầu của mình, đang có triệu chứng của căn bệnh "Quên"??? Điều mà khi nhìn về mai sau, em đã nói với anh: khi đời mình bắt đầu vào quãng nhớ nhớ - quên quên, thì phải thường nhắc nhau những điều vừa quên, để nhớ. Nếu không, anh và em sẽ không còn nhận ra nhau!!! Đó là điều đáng sợ (ta-quên-ta) trước khi (người-quên-ta). Vậy là không công bằng cho dẫu có sự biện minh về sự thoái hóa đương nhiên. Ta không thể quên ta, càng không thể quên người. Quyết lòng như vậy, nhưng ngay cả vạn vật cũng bị chi phối bởi luật Vô Thường. Ta tránh được sao?
Như mới giữa tháng mười, mà những cây phong quanh nhà, lá đã chuyển vàng. Thời tiết không nhất quán theo chu trình hằng năm, nên màu sắc thiên nhiên cũng bị trái chứng. Mà điều gì trái chứng cũng mất cái đẹp tự nhiên. Ngay khi lá đang mùa rơi, vẫn bị chê là không đẹp, khi phiến lá đổi màu không theo trinh tự chuyển dịch các sắc tố: xanh - vàng - đỏ - tím - nâu... Nếu như vào Thu, chiếc lá chưa đủ độ vàng mà hóa đen do nhiệt độ lạnh, nóng đột biến thất thường, sẽ làm mất cái mỹ quan của mùa Thu.

Từ nơi Còn đi vào chỗ Mất, Người hay Lá đều qua một quá trình: Lìa - Rơi và Chạm. Trong mỗi thời đoạn, đều được xét nét theo cái mỹ quan đó, làm nổi bật cái dáng Rơi trên đường về Cội của Lá. Mà Cội cũng chỉ là khái niệm, vì ngay cả Lá, cũng khó lòng rơi theo chiều thẳng để về Cội. Sự không tuân thủ theo hấp lực rơi lại tạo nên nét đẹp riêng... của Lá, như bữa em nhìn những chiếc lá vừa rơi, vừa xoay quanh thân cây cho em cảm xúc về luyến lưu của một thời lá ở, lá đi.

Từ nơi mà Lá được cưu mang!
Lá xa cành thương cây, nhớ cội
Người xa người, tội lắm người ơi!

Mà người xa người, trong thời đoạn Rơi, liệu có được cái cảm nhận tuyệt vời như lá? Rất khó lòng hiểu thấu khi chính ta quên cái "ngã" của mình. Cứ nghĩ Sống và Chết là lẽ đương nhiên, thì sao thấy được cái đẹp của Rơi và Chạm???

Cũng may, trời phú cho anh và em có cái tâm nhạy cảm, nên đã nhờ nhau nhắc chừng những thứ dễ quên, có thể làm nghẽn tắt cái dòng nghĩ đang bồng bềnh trong ta, như giấc mơ vừa qua, anh tìm chưa thấy rõ. Mà chỉ là dường như có một Nàng Thơ giòng họ Biển, đọc cho anh nghe bài thơ về những cơn sóng rì rào dưới chân gộp đá rất quen. Lại cũng dường như, từ nơi đó, anh nhìn em mân mê nững cánh hoa li ti màu tím của loài hoa cúc biển. Loài hoa mà em đã viết một câu chuyện dễ thương: Hoa Vô Vi!

Cao Nguyên


Tùy Bút


Một chuyến đi

Chờ và hẹn mãi rồi cũng đến lúc phải thực hiện. Đó là việc đi tìm gặp những người bạn từ “cõi ảo” – những người đã quen qua chữ nghĩa trên nhiều trang web trong những năm qua – đã từng chung chia những vui buồn, bi tráng … trên từng đoạn đường sống qua. Những dòng chữ qua email, qua PM, qua văn thơ … mà lại hình dung ra nét mặt thân thương trên khung cửa màn hình. Mà không thân thương sao được, khi gọi nhau là anh, em, chú, bác … và cả những “đứa con” đã gọi mình là Ba … để nói về một điều gì đó – một gạch nối chuyển giao tâm thức từ những đã qua, còn lại giữa người, giữa ta; từ những hôm nay gởi lại mai sau. Những người đã nhìn quê hương Việt Nam trong bình minh rạng rỡ đầy hoa và nắng tình người; nhìn ở giữa trưa trong nóng nung nhiệt đới làm cạn kiệt dòng sông và khô hạn ruộng đồng quê mẹ; nhìn giữa hoàng hôn theo chớp mắt mất còn của những thân nhân, bè bạn xa, gần.

Trân trọng và giữ gìn tình cảm ấy suốt nhiều năm với hằng ngày gặp nhau trên Net qua trung gian những "con chữ". Đã thôi thúc mình phải đi, phải gặp để được nhìn, được nói trực tiếp với những người

Bạn. Phải vói tay chạm tới sự nồng nhiệt của những ân tình. Phải ôm lấy, vỗ vai, siết chặc tay, hôn nhau... để thấy đời mình còn có những thân tình đáng quí, đáng trân trọng giữ lại trong đời, như một động lực giúp mình tiếp bước trên hành trình với người, với ta.
Đi là đến, mừng biết chừng nào. Bởi trong đời đã có biết bao lần "đi không đến" , nên chi thường ám ảnh trong tâm những bất chợt không vui, rồi canh cánh trong lòng những điều tiếc nhớ.

Chỉ có 6 ngày cho những nơi cần đến với những cuộc hẹn gặp ở Cali quả thật ngắn, nên khi từ giả Cali, trong tâm mình đầy ắp những cảm xúc về những ưu ái mà mọi nguòi dành cho mình không thể viết ra hết bằng lời trong một lúc.

Mỗi người mà mình đã gặp là một người Bạn - Một chữ Bạn thôi là cả tâm tư sâu lắng ý tình về ngoại cảnh dung thân, về nội tâm ân nghĩa. Bề bộn thế mà đôi khi một tràng cười, một nét nhìn đã thâu tóm được những điều muốn nói. Những nét nhìn tiếp nối, háo hức dẫn mình đi qua từng điểm hẹn. Hồi hộp, đợi chờ siết tay nhau, nhìn trong mắt nhau cái cảm nhận "đồng thanh tương ứng".

Ôi những cánh cửa tâm mở rộng nhiệt thành đã tiếp đãi mình như tình anh em ruột thịt, như những nguòi bạn chí thân dẫu chỉ mới lần đầu gặp mặt. Mối thân tình đến nỗi, trong một cái email do Sông Cửu gởi sau hai ngày gặp mặt đã viết: "... không dám nhìn lại, sợ sự xúc động làm nặng những tâm tư..."

Ôi Bạn, giá mà mình con thời gian ngồi bên nhau tỉ tê những điều chưa nói hết. Có lẽ mình không nói hết đâu Bạn ơi! Từ chiếc cầu khỉ nơi Bến Tre quê Bạn, đến những dãi núi điệp trùng của cao nguyên hùng vĩ của một thời mình lưu ngụ trong chiến tranh, đến vùng núi Lào Cay sương muối hòa tan trong nuóc mắt của những tháng năm nếm trải ngục tù. Nhiều quá, cảnh vật và lòng người nhét dồn trong ký ức, làm sao trong thoáng chốc khơi quật lên cho hết. Rỉ rả thôi nhé Bạn, văn thơ ta nhỏ giọt từng hồi khi máu ta còn luân lưu trong huyết quản. Nhớ và viết như một nỗi đam mê chuyển mạch đời vào tâm, từ tâm thoát ý gởi người cả chất bi và tráng của một thời ta nhập cuộc cho đấu tranh vì tự do, cho nhân bản cuộc đời, và cho nguyên ủy sự lưu vong của nhiều thế hệ.

(để nhớ về chuyến đi Cali - tháng 6/2006)

Cao Nguyên



   <  1, 2                 Tuỳ Bút                 <<< tìm >>>                 BÀI MỚI . muc luc . vào


Tùy Bút

thơ đăng báo


Nhớ ngày xưa, thời còn đi học, tôi cũng tập làm thơ, ký cóp chữ nghĩa, nắn nót vài dòng (được gọi là thơ) mà riêng mình lấy làm đắc ý. Gởi bài thơ đó cho bạn hay cho người tình, rồi chờ đợi một hồi âm tán thưởng. Cùng lúc với niềm mơ ước có một ngày, một bài thơ nào đó của mình được xuất hiện trên mặt báo (dù chỉ là báo lá cải thôi) cũng là một niềm vui vô hạn. Vì thơ mình đã được nhiều người đọc, và thế là vui, là hãnh diện...với bạn, với người tình.
Để ước mơ biến thành sự thật, người làm thơ phải biết đợi chờ, đợi chờ tài năng phát triển, đợi chờ những người làm báo để mắt đến, đợi chờ ngày báo phát hành... Sự đợi chờ phải chấp nhận trên một lối đi, thuở mà phương tiện truyền thông chưa toàn cầu hóa.
Bây giờ thì có khác đôi điều, khác ở chỗ thơ mình vừa xuất kỳ hữu ý, gõ thật nhanh rồi phóng lên net, có thể sau 10 phút, người làm thơ nhận được hồi âm: "bài thơ dễ thương quá" hay "thật ngậm ngùi"... Thế là vui, dẫu bài thơ có ngậm ngùi thật. Thơ viết về "tháng tư đen" sao không ngậm ngùi! Còn nếu bài thơ này mà được chọn (khó lắm) để đăng báo, thì ngậm ngùi của tháng tư nhập chung với ngậm ngùi tháng bảy với chuyện mưa ngâu! Bởi vì, theo qui định chung của các tạp chí văn học: bài gởi cho báo này không gởi cho báo khác đã đành, mà còn không được phổ biến trên net. Nếu muốn, phải đợi sau khi báo (có đăng bài thơ đó) phát hành được một tháng. Như vậy là kể từ lúc gởi bài thơ đi, phải đợi 3 tháng sau, người làm thơ mới nhận được niềm vui. Một năm, may mắn nhận niềm vui được một lần. Mà một đời người có được mấy năm để làm thơ, dẫu rằng còn vương cái nghiệp? Dĩ nhiên là nói đến những người làm thơ tài tử, không cầu mong trở thành nhà thơ hay thi sĩ. Còn những người đã thành danh thì lại khác, họ liên tục được vui trong hành trình chung của dòng họ các nhà thơ lớn trên một chiếu riêng, không thể "môn đăng hộ đối" với các người làm thơ tài tử. Thậm chí họ có nhận một lời chào hỏi (của kẻ dưới) cũng làm ngơ.
Mặc dù thơ bây giờ, chỉ là "quà cho không biếu không" , vậy mà cũng khó lòng xuất hiện đó, đây. Chẳng lẽ một bài thơ có mặt trên net sau đó có mặt trên báo, thì tờ báo đó mất khách?

Nếu nhìn từ góc độ "phóng khoáng", người khách hay đọc giả trung thành với tờ báo hay tạp chí, có rất nhiều nguyên nhân:
- muốn nhìn sự lớn lên của nền văn học Việt Nam trong cũng như ngoài nước.
- muốn học hỏi thêm về tính đa năng của dòng đời qua các bài viết có giá trị.
- muốn hiểu rõ hơn ngọn ngành dân tộc trên dòng đi nhân bản của lịch sử.
- muốn giữ được lòng tin yêu đối với tôn chỉ và hướng đi đúng đắn của tờ bào mà họ đã chọn.

...

Còn rất nhiều những cái muốn khác, mà người đọc đã "trụ" với tờ báo hay tạp chí năm hay mười năm, hoặc lâu hơn. Không vì chờ đợi một danh phận do cơ may có vài bài thơ trên báo. Nếu muốn có danh phận trong làng thơ, thời buổi này cũng dễ lắm. Chỉ cần "mặc áo thụng vái nhau", hoặc tự thắp sáng mình bằng cách mỗi năm in vài tập thơ, hay cho ra vài cái CD thơ nhạc... làm quà biếu.

Điểm gút lại cho chuyện phiếm này là liệu các báo hay tạp chí có thể thông qua rào cản, để thơ gởi đăng báo có thể lấy từ trên net xuống. Biết đâu chừng tạp chí hay báo sẽ có thêm khách, vì một cảm tình viên thấy bài thơ mình vừa đọc trên net, thích quá, lại lại vừa thấy trên báo, thì bỏ ra vài đồng để "cầm" một tình cảm có thật cũng đáng hơn là cứ nhìn nó nhấp nháy trên net. Giải tỏa qui định này, người làm thơ cũng có được niềm vui song hành, chữ nghĩa không chừng sẽ được khuyếch tán rộng hơn. Bởi người làm thơ biết hồn thơ của họ có nơi "siêu thoát" mà khỏi phải đợi chờ... trong "áo quan" qui luật.


Cao Nguyên


Tùy Bút


phong lan tím
(thương gởi Phong Lan Tím)




Như thường lệ, mỗi khi lên Net, tôi ghé vào trang Phụ Nữ Việt để đọc những bài “ Người viết cho Người “.
Người viết cho tôi hôm nay là Phong Lan Tím, chỉ là một lời nhắn thôi mà lòng tôi xa xót, bây giờ và mãi mãi.
Phong Lan Tím – Cái tên đẹp và rất đáng yêu. Tên của một người con gái, ngay cả nơi cô ta sống tôi cũng không rõ. Chỉ biết nhau qua một trang thơ trên PNV.
Những dòng thơ rất buồn của nàng đã “ bắt mắt “ tôi, bởi chính tôi cũng gắn liền trong số phận “ lời tình buồn “ - cả cái Tình gởi cho Quê Hương và gởi cho những Ân Tình giao tiếp trong Đời – Lời Thơ khắc khoải chạy dài theo cuộc sống có quá nhiều những trầm tư về Dĩ Vãng và Hôm Nay.
Cảm xúc thì nhiều và cũng nồng nhiệt lắm – Thơ mà! Những dòng chữ chảy từ trài tim đã gắn liền với Vận Nước không may và với Vận Đời trôi trong khắc nghiệt!
Trên Trang Thơ “ Hoa Tím Bằng Lăng “ của Solo, tôi gặp Phong Lan Tím với vài đoạn Thơ của Nàng – Phải rồi, Nàng chỉ post lên những đoạn thơ ngắn, và như tôi đọc được tâm trạng Nàng – khắc khoải bi thương về cái thân phận làm người.

Có những lúc buồn ôi vô số kể
Tháng ngày dài trong kiếp sống lê thê
Lắm xót xa nhiều chua xót não nề
Lòng héo hắt mắt đong đầy ngấn lệ

PLT
...

Có những lúc đớn đau tình nhân thế
Môi héo sầu vẫn nở nụ cười tươi
Xé bờ mi cay đắng bỡi lòng người
Dòng dư lệ ngậm ngùi thương số kiếp

PLT
...

Buồn thế sao em? Mà buồn thật! Một người con gái nhìn Đời với tất cả sự chua xót. Tôi muốn chia xẻ với Nàng những buồn phiền đó. Nhưng phải nói thế nào khi không biết Nàng là ai. Nếu nói không khéo thì tâm trạng buồn của Nàng chẳng những được giải tỏa mà lại vướng thêm một nỗi buồn không tên. Nên tôi chỉ gởi lên bài Thơ “ HOA XƯA “ như nói vu vơ về một chuyện tình còn lưu dấu tiếc thương, như là để “ góp buồn “ cùng Nàng. Thực ra là tôi muốn gợi chút cảm thông về những nỗi đau nội tâm với những người thích “ yêu Hoa màu Tím “. Có thể là như vậy, hay gần như vậy – Hễ thấy Tím là Buồn:

Chiều Tím
Hoa Tím
Mây Tím
Thậm chí cả Dòng Sông Tím, Mưa Tím ….
Màu Tím dẫn dắt Văn, Thơ đi vào những câu chuyện Tình Buồn.
Và đây là Bài thơ tôi đã viết trên trang thơ Hoa Tím Bằng Lăng:

hoa xưa

ghé chợ hoa dọc bên đường
mua cành lan tím chúc mừng tuổi em
nhìn hoa nhớ màu áo quen
len theo tiếng guốc rộn trên phố chiều

thương bao nhiêu - nhớ bấy nhiêu
góp từng đêm lại chắt chiu lời tình
từ em xa giấc hạ xinh
tìm anh mãi - vẫn một mình bóng em

và anh - đời đã quên tên
lần theo từng bước chân em tìm về...

rồi đi - lạc cõi xa quê
nhớ nhau cũng chỉ trăng thề, hoa xưa!

Cao Nguyên


Sau chỉ hơn một tuần khi bài thơ này gởi lên trang thơ “ Hoa Tím Bằng Lăng “, chiều hôm qua, vào lại trang thơ, tôi thật sự bàng hoàng và xúc động khi đọc lời nhắn tin của Phong Lan Tím:
Chào So Lo!
Mấy hôm nay bệnh tim tái phát PLT mệt và tim đau buốt không ngồi dậy nổi để xử dụng máy computer. PLT cố gắng vào PNV một chút để viết vài lời gởi đến So Lo, nhờ So Lo nhắn lại với anh Cao Nguyên là đợi PLT bớt bệnh sẽ đáp lại thơ của So Lo cùng anh Cao Nguyên tặng cho PLT. Còn nếu như So Lo thấy PLT bặt tin không còn xuất hiện trên PNV nữa thì xem như PLT đã nghìn thu an giấc vào lòng đất lạnh. Lúc ấy So Lo hãy viết tặng PLT bài thơ "Khóc thương một kiếp hồng nhan bạc mệnh" Và chúc So Lo ở lại hòa thơ vui vẽ với mọi người. Cho PLT gởi lời từ biệt anh Cao Nguyên cùng mọi người nêu như PLT đã đi vào giấc ngủ thiên thu.

...Ôi đau buốt quá trái tim tôi
Đành phải nghìn thu vĩnh biệt rồi...
Giã từ nhân thế đầy tăm tối
Hồn phách lạc về chốn xa xôi

PLT

...Đâu còn mong mõi chi cuộc sống
Bệnh đã hành thân đến rã rời
Sức đã kiệt dần hơi đã cạn
Thôi đành vĩnh biệt cõi dương gian...

PLT

Sự xúc độg đến tột cùng đã làm tôi ngạt thở và nghẹn tim. Cả HC, Solo và H X khi vào đọc tin nhắn cũng nghẹn lời:

“ …Solo xin chào PLT! Hôm nay solo thật là súc động khi đọc những dòng thư của PLT......solo chẵng biết gì hơn ngoài sự cầu nguyện hằng đêm cho PLT được bình yên và được qua hết mọi khó khăng của cơn bịnh.......Nếu PLT có cần solo giúp gì thì xin PLT cứ cho solo biết solo sẽ tận hết khả năng của mình............Cầu xin đấng tối cao phù hộ cho PLT được bình an …”

Suốt mấy đêm rồi giấc ngủ tôi không yên. Tôi nghĩ về Phong Lan Tím - như Nàng là em gái tôi, như người tình của tôi trong sự cảm nhận của một – trái – tim –thơ.
Tôi buồn! Buồn lắm! Nhưng không khóc, dễ gì tôi khóc được. Bạn hiểu chứ, nước mắt tôi đã khô từ lâu, dễ chừng cũng đã trên ba– mươi – năm, kể từ khi tôi nhận diện “ những cái chết tập thể “ từ Mùa Xuân 1968 đến Mùa Hè 1972 và Mùa Xuân 1975 với những biến loạn của thời cuộc thổi những ngọn lửa tàn bạo đốt cháy Quê Hương tôi. Khi mà:

“ …bước nhân ái mù xa hút nhớ
trơ mặt đời nhẵn bóng yêu thương
người gặp người giữa dòng thác lũ
ân tình trôi như rác trên sông

nhớ chân bước rộn chiều luân vũ
điệu valse nay trộn tiếng bi thương
em vẫn đó chân dung vàng úa
ngậm trên môi những giọt tình buồn

dòng nước mắt tuôn trào loang vỡ
từ một ngày phố rợp khăn tang
mím môi lại nén lời đưa tiễn
ghìm nụ hôn chờ gọi trăm năm …”

(mùa thương tích – Cao Nguyên)

Dòng sông nước mắt chảy xuyên suốt cõi làm người, nó xuất phát từ nguồn đã rõ biết không cần truy cứu - chảy từ không có khởi đầu đến nơi không kết thúc … Triền miên chảy, triền miên sâu lắng, sóng nhẹ thôi mà cay đắng biết chừng nào!

Tôi không khóc, chỉ nghe lòng thổn thức. Về Em thôi ư? Không hẳn là riêng thế, là cả chúng ta đó. Cái thân phận làm người – Sinh ra, lớn lên rồi mất đi theo một chu kỳ Sinh - Lão - Bệnh -Tử trong qui luật tất yếu một Đời Người. Cái tỉ lệ nhận được sự sủng ái của chu kỳ đó có được là bao? Bởi thường hằng chúng ta nhận chịu biết bao sự bất trắc, từ các mối hiểm họa, nên nỗi buồn ta mang theo dằng dặc, nặng vô cùng.
Hạnh Phúc? Cái rạo rực về một nụ hôn nồng ấm gởi người tình, dù chỉ một lần thôi cũng đủ choàng lên đời những ngày vui, huống chi niềm hạnh phúc Em mơ ước một đời với một lần hạnh ngộ giữa thời hoang phế! Quả thật tuyệt vời, nhưng với Em nó mãi xa vời …
Phong Lan – có thể nào Em thôi cần sắc Tím – để nụ cười Em vĩnh viễn được hồng tươi. Anh muốn uống từ Em cái giọng cười ấy để phá rã mọi giá lạnh trong thơ! Quên đi hoặc xem như chẳng có cái nghiệt ngã của dòng đời.
Anh muốn đổi tên Em là Phong Lan Hồng, Phong Lan Muôn Sắc. Đốt hết những bài thơ buồn còn trong ký ức hoặc đang loang lan trên các trang web. Góp hết lại những bài thơ Yêu Thương và Hạnh Phúc in thành một tập thơ với hình bìa là một đóa Phong Lan Hồng giống như những cánh môi hồng thắm của Em.
Nhưng, mỗi thân phận chúng ta cứ lầm lũi đi, lầm lũi sống và chết! Sau phút giây thần trí bị tê liệt vì hoang tưởng, ngắm lại mình qua cái phản quang sinh tồn, ngỡ ra mình đâu khác một Cội Cây

“ …chỉ như một cội cây
đời vốn là như vậy
cành lá tốt hôm nay
ngày mai không còn thấy …”

(Chỉ như một cội cây - CN)

Có thể nào Em tựa vào vai anh để nói là Em vẫn còn đây và với anh, hình như Em đang yêu. Một. tình yêu thiết tha với tất cả lòng hăm hở và khao khát, cho một mối tình Em mãi ước mơ nhưng không bao giờ có được.
Ngủ đi, Em sẽ dịu những cơn đau, mai anh sẽ đưa em đi thăm những cánh đồng xanh mượt cỏ, những cánh đồng “ thẳng cánh cò bay “ như ở quê Em, cho Em gặp lại những tấm lòng khoáng đạt không có tì vết của sự tị hiềm, ích kỷ …
Mượn duyên cớ viết cho Em, anh lại viết cho cả anh. Có phải mình cùng chung một khao khát về một cuộc sống bình thường cầu mong hạnh phúc cho chính ta và cho người.
Chính sự vất vả và chật chội trong cái dung nhan bề thế của cuộc đời đưa chúng ta vào vòng mơ ước. Riêng Em, niềm mơ ước dù rất giản đơn cũng đang gãy đổ, vỡ vụn! Cho nên mãi mãi với Em, Hạnh Phúc chỉ là một khái niệm!
Cũng từ trong “ khái niệm “ biết Em qua những dòng thơ gởi cho Đời nỗi bất hạnh của Em, anh xin chung chia những đau khổ từ Em – một người con gái sinh ra là một ngôi sao xấu, đang chờ biến đi, mất biệt giữa cõi người.

Anh gởi cho Em bài thơ với tất cả sự cảm xúc của anh:

Phong Lan Tím
(thương mến trao về Phong Lan Tím)

Em - một ngôi sao rất xấu
chớp tắt hoài trong suốt cõi mênh mông
đã nhiều lúc anh nhìn mà chẳng thấy
lại hỏi chính anh: Em có còn không?

Em - hạt giống đời trầm uất
vừa nẩy mầm thân lá đã xác xơ
rễ như bám không sâu vào thớ đất
mong một lần hoa nở - biết bao giờ?

Em - thân phận người bất hạnh
vừa sinh ra đã mang bệnh bẩm sinh
con tim nhỏ buốt đau từng chặp tối
cuộc nhân sinh em ngơ ngác đứng nhìn!

@


Em tự đặt tên em: Phong Lan Tím
tìm yêu thương đơn lẻ một loài hoa
chẳng muốn tựa vào vai ai kể lể
những thiết tha và cả những xót xa

mượn nhật ký viết những dòng hệ lụy
ghi lời thơ để thủ thỉ chính mình
cố nhặt nhạnh những niềm vui có thể
để nuôi đời qua từng phút hồi sinh

Anh biết Em từ bài thơ Số Phận
nỗi đau Em chuyển cảm nhận vào Anh
chạm mặt đời - Em trở trăn nghi vấn
thời gian trôi cuộc sống quá mong manh

Em rong chơi trên một vùng khắc nghiệt
nên bước đi hụt hẩng mãi không thôi
dẫu là thế Em mãi còn tha thiết
với Yêu Thương trong khoảnh khhắc làm người

nhưng tất cả những lời Em nói, viết
khó tìm ra sự thanh thoát yên vui
Phong Lan Em vẫn một màu Tím biếc
chữ nghĩa Em là thương tiếc ngậm ngùi

@

hôm nay nhận được lời Em nhắn
anh bàng hoàng xúc động, tim ngất đau
khi biết em sắp về nơi xa khuất
thơ giao duyên không còn dịp trao nhau

đừng nhé Em - Em đừng đi quá vội
Bạn và Anh đang đợi đọc thơ Em
dẫu cuộc sống mãi còn nghìn dấu hỏi
tạm quên đi - Phong Lan ơi! Vui lên!

Phong Lan ơi!
Phong Lan đừng trở Tím!

Cao Nguyên
100904


Tùy Bút

Đà Lạt và tôi
"nhắc chi ngày xưa đó
để đau buồn lòng ta "
(Thiên Thai - Văn Cao)


Đà Lạt với những hàng cây thông - là biểu tượng suốt đời mãi nhớ - Thông là chất thơ hiện hình của Đà Lạt, là dấu ấn khó quên của những người từ đó ra đi, và của người muốn về qua nơi đó.
Có những cái rất tư riêng của Đà Lạt, không thể nhầm lẫn, không thể pha trộn. Tỉ như bạn không thể tìm ở đâu ra cái mùi hăng hắc của nhựa ngo trong những đêm Đông hồng lửa. Cũng như bạn không thể tìm đâu ra cái màu hoang dại mà dễ thương của những khóm Dã Quỳ. Dù rằng ở Đà Lạt, bạn dễ tìm ra đủ mọi loại hoa, từ cao quý như Lan, nồng nàn như Hồng, lãng mạn như Mimosa....

Đến từ một ngắm nhìn thực thể, hay đến từ một cõi nhớ về. Đà Lạt có cái đẹp của những bức tranh quê mịn màng và bình an; Đà Lạt có sự hoàng tráng với những thác nước tuôn chảy trong ánh sáng rực rỡ của trời chiều; Đà Lạt có sự trầm mặc của những thảo nguyên vùi ngủ dưới sương mù....

Cái sắc và cái vẻ của Đà Lạt không ai có thể nói hết. Có chăng là những lời ghi qua nhạc, qua thơ, qua nét cọ, qua những hình ảnh chụp bắt được...
Những cái đó còn quá ít ỏi trong một Đà Lạt bộn bề sự giàu có về bản sắc và âm hưởng. Nên đừng ai nói là họ đã trải qua và thấu hiểu về Đà Lạt.

Tôi chỉ là một khách lãng du, đến Đà Lạt với chút duyên sơ ngộ của mối tình đầu. Tình với người thì tôi không giữ được. Nhưng tình với Đà Lạt thì mãi mãi còn trong tôi. Dẫu sao thì tôi chưa hề phủ nhận cái nguyên nhân tôi yêu Đà Lạt quá vì ở đó còn thấp thoáng bóng một người...
."...Hồng Phước ơi! Em ở đâu rồi
anh tìm em suốt những ngày trời rạng rỡ
anh tìm em suốt những buổi mù sương
cũng chỉ gặp được em trên ngàn nẻo nhớ...."

Nhưng với bạn thì sao? Đâu có ai riêng tư của bạn thấp thoáng ở đó. Chỉ có trong tim bạn một Đà Lạt đáng yêu. Riêng điều này, bạn đã hơn tôi.
Tôi không nhắc đến Đà Lạt như một bố cục. Mà là một tổng thể pha trộn giữa màu sắc, âm thanh và lòng người. Đến hay đi từ nơi đó, Đà Lạt vẫn còn trong ta những cảm xúc khó quên. Tuy rằng hôm nay Đà Lạt không còn những thứ nguyên xưa. Vị trí những hàng thông trong Thơ gởi về Đà Lạt không còn nhiều nữa.
Có chăng chỉ là lòng hoài niệm về một Đà Lạt xưa.



Cao Nguyên


Tùy Bút

G ọ i
......điêu tàn thức dậy







Sau một bài viết ngắn như một niệm khúc gởi Nhạc Sĩ Trịnh Hưng, khi anh vừa ra đi vào cõi vĩnh hằng. Nhạc sĩ Phan Anh Dũng gởi cái link cho tôi nghe lại 2 bài nhạc của anh Trịnh Hưng: Tôi Yêu và Lúa Mùa Duyên Thắm với chính lời thơ của anh. Mới thấy tâm hồn anh rộng trãi bao la trên những cánh đồng Miền Nam thắm tình sông nước:

"kìa cùng đùa chơi trẻ thơ ca hát say đời
dù nghèo mà vui hỏi ai không hé môi cười!"
(Tôi Yêu - Trịnh Hưng)

Tôi đã hân hạnh gặp con người có hồn thơ chơn chất ấy, với nụ cười rộng mở chứa niềm vui với những thân quen.
Nhắc cuộc gặp với nhạc sĩ Trịnh Hưng trong ngày Đại Hội Thân Hữu của Hội Thơ Tài Tử Hải Ngoại ở Washington.DC vào tháng 10 năm 2004. Tôi chợt nhớ trong đêm ra mắt Tuyển Tập Thơ "Cụm Hoa Tình Yêu 10", có một kỷ niệm khó quên.

Một trong những vị khách mời dự đêm ra mắt sách là Nhà Văn Trần Quán Niệm. Người mà trong lời ngỏ chúc mừng Đại Hội Thơ Tài Tử Hải Ngoại, đã đọc bài thơ "gọi điêu tàn thức dậy" của tôi trong tuyển tập Thơ "Cụm Hoa Tình Yêu 10".

Gợi nhớ đến, tôi vẫn còn bồi hồi từ tâm thức buồn của bài thơ được chọn đọc như một bất ngờ.

gọi điêu tàn thức dậy
uống cho hết chua cay!

Có giọt lệ rưng đau thấm vào lòng chăng? Có phải chữ nghĩa muốn khởi quật lên một tia sáng của hoài vọng: sau khi uống hết chua cay, sự điêu tàn hoang hóa sẽ trở mình hồi sinh những cánh đồng vàng rực lúa vụ chiêm, triều nghi xưa đượm tình hương sắc cũ, núi sông xanh sau cuộc chiến thê lương.

Thê lương đến độ phải bỏ nước ra đi. Đi để tìm sống trong cái lý lẽ làm người được bảo vệ bằng công bình nhân ái.

Đi với mục đích thoát những xiềng xích hận thù. Dẫu biết đi mà lòng đau như cắt khi để lại sau lưng bao thân thương của Đất, của Người.

Đi để rồi suốt nhiều năm sống trên đất người, lòng vẫn luôn cật vấn, cật vấn đến độ hóa ngông gọi điêu tàn thức dậy:

Nếu đi mà thong thả
Tội đếch chi quay về
Cứ nhìn đời đon đả
Ta dõi miết đường mê

Nếu về mà an tịnh
Cần quách gì phải đi
Ngồi lê đời bịn rịn
Mê hoặc cõi hồ nghi

Đi, Về - đường khúc gãy
Chồi nứt ngọn hoài thai
Giấc đời xa ngọt ngậy
Cong quắp khối hình hài!

Cả cái chồi nứt mầm lên cũng không xanh được, thì ngọt ngậy đời bao giờ mới có. Trách chi cái hình hài không quắp lại vì những nỗi đau mất Nước, tan Nhà!

Thế kỷ này thật tội
đau thương quá hóa rồ!
(gọi điêu tàn thức dậy)


*


"Lúa thắm vàng đầy đồng
Người sống với tình mặn nồng
Như cùng nhau xây tình yêu sông núi
Tô màu cho nước Việt ngày thêm tươi!"
(Lúa Mùa Duyên Thắm - Trịnh Hưng)

Ôi yên ả và thành bình chi lạ
Phù sa thơm ôm gốc mạ xanh!

Vậy mà điêu tàn! Vậy mà hoang phế! Uổng công thơ chuốt chữ cho đời!
Còn đâu trên những cánh đồng cò bay thẳng cánh, rôm rả tiếng hát:

... gánh thóc về
gánh thóc về...

Chỉ còn những đường khúc gãy, mỗi nhìn trước nhìn sau nghẹn những niềm đau, khi người làm ruộng thiếu gạo ăn, khi trẻ đến trường không lành tấm áo!
Mặc, tôi vẫn gọi điêu tàn thức dậy, uống niềm tin để thoát cơn đau.

Phù sa rồi lại thơm
Lúa đòng đòng mẩy hạt
Câu thơ lồng tiếng hát
Trong khúc nhạc đồng quê

Những tấm lòng gặp nhau từ tâm điểm ấy - Ân tình gởi núi sông!

Tạm biệt hôm qua, hay vĩnh biệt hôm nay, ngày mai... chỉ là sự vắng mặt không là sự xa cách của ngôn từ thơ, nhạc viết cho đời, viết về nguồn cội quê hương.
Khi điêu tàn thức dậy, con mắt thơ không nhìn sự đổ nát mà nhìn qua khao khát để tìm về Tổ Quốc trong tim!

Cao Nguyên

Virginia 13/5/2008.


Tùy Bút



phảng phất

Đã hết tuần đầu của Tháng Tư/2009. Bầu trời Miền Đông vẫn còn xám xịt, mưa lai rai kéo cái lạnh chạy dài từ Đông vào Xuân. Cây trong rừng muốn thay lá mà nắng chưa chìu. Vườn nhà, mấy khóm hoa tulip cố nhoi lên để khoe màu, mặc nắng mưa. Tội những cọng cây yếu hơn mùa trước vì thiếu nắng, cánh vẫn xòe ra gợi ánh mắt người, chờ nụ cười của hôm nay và ngày mai.
Tiếng cười chưa khẩy lên trong không gian vắng lặng bên ngoài. Tôi đi tìm hương quá khứ trên những trang sách báo cũ tiếc hoài chưa chịu vất đi, sợ khối chữ nghĩa ân tình trở thành bụi thời gian. Có thể đó là sự đồng cảm với một người bạn văn: Mỗi lần dọn nhà, thấy sách báo mà thương, vất đi cũng nhẹ phần khuân vác, nhưng sợ lòng mình man mác những ưu tư! Sách báo in nhiều cũng tội cho rừng vơi màu xanh của lá, nước lũ vượt nguồn xoáy vỡ đất quê!
Còn bao năm nữa ta mài mực
viết phóng lên trời những dấu than!
Đỡ tốn mực và tốn giấy, thì viết phóng lên trời chắc cũng vui dẫu chỉ là những dấu chấm than!! Tiếc là cứ loay hoay mãi với việc người, việc ta mà khất lần bữa viết. Hoặc cảm thấy đã viết đủ điều nên viết, viết thêm chưa chắc đã khá hơn với giòng nghĩ vốn đã trầm cảm.
Nhặt tờ Phố Văn số 44 - tháng 10/2004, với chủ đề "Thu nói với người", chợt thấy mênh mông đời của mộng, cho dẫu muốn "gọi điêu tàn thức dậy".

Mộng dằng dặc, mộng nặng đầy
kéo hồn trầm ý, đè gầy lời tâm!

Bật ra được hai câu thấm dòng hoang ngữ giữa chiều vơi, lại thấy nôn nao viết điều gì đó cho ta giữa khoảnh thời gian gác bút niệm đời!
Ấy vậy mà vừa đọc lời Trần Doãn Nho giới thiệu tập truyện của Lâm Chương:"Tôi để ý, càng ngày, Lâm Chương càng viết ngắn đi... càng ngày anh càng kiệm lời hơn". Ngẫm mà hay! Sự kiệm lời của một nhà văn chuẩn mực là muốn nâng niu từng hạt chữ cho nghĩa tỏa hương thơm. Thấy mà ham.
Tôi cũng muốn: thử xem một tháng thơ không viết/chữ nghĩa dư ra được bao nhiêu. Nín viết, kiệm lời thế mà mấy tháng qua, chữ dư ra không đủ lấp kín cái dấu hỏi em quăng vào mailbox của tôi: sao im lặng thế?
Giữa thời tress lây lan cùng khắp mặt địa cầu do tiếng vỡ của những đồng tiền rơi vào hố thẳm! Sự im lặng của chữ đồng nghĩa với sự khuất bóng của một nhân sinh. Và em thảng thốt nhìn khung trời vắng bóng chân thơ! Dẫu đã báo trước: mai anh cùng chữ ẩn cư /rảnh, mời em ghé cội từ thăm anh. Vậy mà vẫn sợ đóa hồng em chờ đặt vào đúng chỗ, hoặc tôi như chưa từng có mặt trong đời! Mà tôi thì vẫn muốn mình hiện hữu dầu chỉ là phảng phất:

chẳng thế, thời xưa buồn mất nẻo
bờ bến hồng hoang tự thuở nào
bia đá rêu xanh lời đáy mộ
đời lạnh mùa thương những khát khao

trăng đã vì đêm bàng bạc sáng
sao người không vì núi thẳm xanh

Hôm nay viết chừng ấy, để em biết anh còn có mặt, dấu chân thơ còn trên lối xanh của một thảo nguyên xưa!

Cao Nguyên
VA 4/4/2009





Tùy Bút

hành trình nhân ái
... Hôm nay Bh đi dự lễ khánh thành Tượng đài Thuyền Nhân ở TP Westminster.
30/4 nỗi đau chẳng thể nào lành.
34 năm rồi nhưng khói của cuộc chiến vẫn làm cho chúng ta cay mắt...

Những dòng chữ mới nhất Chị Bích Huyền gởi cho tôi và những người bạn có hệ lụy với cuộc chiến Việt Nam đến ngày tàn cuộc - Một tàn cuộc bi thảm không riêng cho những người lính trực tiếp cầm súng bảo vệ quê hương; Mà cả những người con của Mẹ Việt Nam biết hãnh diện về Tổ Quốc mình từ huyền thoại Âu Cơ, từ khí phách của Trần Quốc Toản, từ Bình Ngô đại Cáo, từ khí thế của hội Nghị Diên Hồng quyết hy sinh chống ngoại Xâm... Để bảo tồn giang sơn và dân tộc Việt trong thế đứng Tự Do, Công Bình và Nhân Ái.
Thế nhưng, lịch sử không chìu lòng người, hoặc lòng người không chìu lịch sử do tham vọng cá nhân hay tham vọng của một chủ thuyết. Dẫn đến sự đầu hàng của một đội quân Việt Nam Cộng Hòa hùng mạnh do bị bứt tử bởi những thế lực ngoại bang. Dẫn đến thảm cảnh hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi tìm Tự Do, bất chấp mọi hiểm ngay do thiên nhiên và lòng người nham hiểm. Để hôm nay, một Tượng Đài Thuyền Nhân được dựng lên trên xứ người, nhằm tưởng niệm những người đi tìm Tự Do đã nằm xuống dưới đáy biển sâu, đã nằm xuống dưới những phần đất không phải là quê hương mình.
Và cũng để khẳng định ý chí hy sinh cho sự trường tồn của một Dân Tộc.

Chị Bích Huyền nói đúng: 34 năm rồi nhưng khói của cuộc chiến vẫn làm cho chúng ta cay mắt!

"sẹo đã lành mà vết thương nóng hổi
đầu đạn găm, còn bốc khói trong da
tay mân nhẹ nghe hằng hà tiếng vỡ
chiến trường xưa mà ngỡ mới hôm qua"

(vết sẹo - CN)

Tôi vừa xem chương trình "Du Tử Lê và bè bạn" trên DirecTV, đã thấy anh Nguễn Hoài Cát - cựu Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt - khóc khi nhớ về cái tình huynh đệ chi binh của những đồng đội đã bỏ mình vì nước hay còn sống sót mà phải lưu vong nơi đất khách quê người. Đẹp biết chừng nào, cái tình muôn thuở của những con người biết gởi cả mồ hôi, nước mắt và máu của minh cho đồng đội, bạn bè...
Khói cuộc chiến của tàn cuộc bi thảm làm chúng ta cay mắt thật đấy. Cay mắt đến độ anh Hoài Cát nhắc đến lời nói của một danh tướng nào đó: người lính là một sinh vật đáng thương nhất! Có phải họ chiến đấu, họ hy sinh cả cuộc đời, để kết cuộc ngồi ngắm sự điêu tàn cả về thể xác lẫn tinh thần của con người và của núi sông!
Không đâu, những giọt lệ hồng vẫn chảy vì những cưu mang huyết thống, vì những tử tiết rạng ngời của những người lính VNCH.

những giọt lệ hồng
mãi chảy
trong anh
trong đời bạn bè anh
trong giòng sống
trong giòng chết

em nên nhớ
không có sự bi thảm
vì người anh hùng không chết
cho những cưu mang lừa dối
và lòng thương hại

và em cần nhớ
sự ra đi
chững chạc và dứt khóat
của những con người
có trái tim chân chính
xuyên qua
những giọt lệ hồng!

(giọt lệ hồng - CN)

*

đêm con mơ: sông núi hồng
cha nghiêng vai gánh cánh đồng lúa xanh

Vẫn đấy, Việt Nam vẫn trong giấc mơ tôi, vẫn nhớ Bóng Cờ Lau mà ước muốm:
tay con, lau sậy làm cờ
tựa lưng bia đá đợi giờ ngựa bay!

Hy vọng làm nên cuộc sống vui, với chức năng của những con người luôn muốn đi trên con đường Chân Thiện Mỹ. Dẫu con đường đó nhiều lúc như chiếc cầu vồng, có hấp lực của hai chiều tung lên và hất xuống.
Người ra biển nhờ ngọn hải đăng đễ định hướng đi, về. Hôm nay, sao mình không nhìn Tượng Đài Thuyền Nhân để tiếp bước trên hành trình Nhân Ái mà những người con Việt đang đi vẫn với quyết tâm bảo vệ quê hương từ hôm nay và những thế hệ tiếp sau.

VA 25/4/2009
Cao Nguyên


Tùy Bút

Ước Mơ
Mỗi năm, vào thời điểm cuối Tháng Ba và suốt Tháng Tư, tôi thường đứng trước tủ sách chứa những linh hồn của chữ, để chọn đọc một quyển thấp thoáng thấy có mình trong đó. Như quyển tự truyện "Nửa Thế Kỷ Việt Nam" anh Song Nhị vừa gởi tặng.
Dù vậy, quyển tự truyện này chưa vội, hãy xếp vào ngăn (hôm qua). Từ từ ngẫm lại những dấu chân xưa trên hành trình vượt chết và tìm sống. Đọc để vui vì thấy mình và bạn còn đứng được giữa hôm nay dưới áp lực của thời gian và những cơn lốc .
Tủ sách của tôi vốn có 3 ngăn: hôm qua, hôm nay và ngày mai. Sách trong ngăn (hôm qua), cứ nhẩn nha đọc, nhìn người cùng thời đi trong nỗi nhớ về từng biến cố vừa bi tráng vừa đau thương. Sách trong ngăn (hôm nay), đọc vào mỗi lúc tịnh yên để thấm những yêu thương cùng tận của Người và Đất trong cõi Quê Nhà. Sách trong ngăn (ngày mai), đọc với nỗi xôn xao của niềm mơ ước một Quê Hương trong tầm nhớ vào thời chưa nhận cuộc lưu vong và cả thời hưng thịnh mai sau hình thành bởi tâm huyết của thế hệ tiếp sau.
Quyển sách tôi chọn đọc cho mùa này là "Giấc Mơ Việt Nam" của Trần Trung Đạo. Trên những nỗi đau của sông núi điêu tàn, của cảnh đời ly tán, của sự sống vượt qua ngưỡng chết bi thảm, của tàn nhẫn và vô luân của thống trị... Là bản phát thảo một quê hương Việt Nam tuyệt vời được xây dựng bằng những giấc mơ.
Lời tựa của "Giấc Mơ Việt Nam" viết ngày 2 tháng 4 năm 2003. Bảy năm qua, giấc mơ dựng lại mùa xuân trên Quê Hương còn nằm trên những trang giấy. Dù sao thì giấc mơ vẫn đẹp hơn thực tại. Mơ để thoát nỗi bi ai, mơ để tái tạo nét đẹp trên những nẻo đường Việt Nam.
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười!
(Thơ Trần Trung Đạo)

Giấc mơ đẹp quá chừng: giấc mơ Việt Nam, giấc mơ Mẹ, giấc mơ Quê Huơng cứ quyện vào nhau làm thành một nguồn tâm huyết của thế hệ đi trướt gởi về sau với bao điều ủy thác: giữ thơm Quê Mẹ.
Giấc mơ lớn quá như thơ tôi mơ làm Người Phù Đổng, mơ mặt trời vẫn mọc ở phương đông! Mơ làm Người Phù Đổng để được nhìn sự tái tạo lớn lên sau hủy diệt. Mơ mặt trời vẫn mọc ở phương đông để biết tính bổn thiện của con người từ khởi thủy nhân chi sơ. Hẳn nhiên là muốn nhìn những hoang tưởng xung đột chính kiến, những va chạm phù phiếm của quyền lực và danh vọng bị đốt thành tro bón đất cho mùa xanh nhân ái mọc lên tươi thắm cõi đời.

Không có ước mơ, không có hiện thực.
Không có quá khứ, không có tương lai.
Không có tương lai, không có hy vọng.
Tất cả hy vọng nằm trong giấc mơ Việt Nam: Tự Do, Thanh Bình và Thịnh Vượng.
Ơi những cây bút thần có thể làm phương tiện chuyên chở tuổi trẻ thực hiện ước mơ làm Người Phù Đổng?
đêm con mơ: sông núi hồng
cha nghiêng vai gánh cánh đồng lúa xanh
(Thơ Cao Nguyên)

Hỡi nghị lực và lương tri có chịu cho tuổi trẻ mượn làm đôi hia bảy dặm lên đường thực hiện ước mơ!
này em hỡi! giữa bộn bề cuộc sống
hãy từ ta, vì khát vọng mà đi
khi yêu thương, chưa tới mùa thất sủng
thôi bâng khuâng và bớt những hoài nghi
(Thơ Cao Nguyên)

Để đi như người làm văn học:
vẫn vững bước trên hành trình nhân ái
được rọi sáng bởi đức tin chân lý
và sự hỗ trợ đắc lực của hơi thở nồng nhiệt của chính mình
cho đến khi ngã xuống
dưới chân thánh giá được làm bằng chất liệu cây bút lương tri
mà họ đã nương cậy suốt đời
để thực hiện những trang sử thi!
(Lương Tri/Cao Nguyên)


Và chỉ có thế, giấc mơ Việt Nam mới thực hiện được.
Và chỉ có thế, không băn khoăn khi nhìn vào ngăn (hôm qua) với những tên sách: Chuông Gọi Hồn Ai, Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Điệu Ru Nước Mắt, Đêm Giữa Ban Ngày...!

md 03242010
Cao Nguyên


Tùy Bút

Em chào Việt Nam, tôi chào em – Phạm Quỳnh Anh,
“Em sẽ về quê chào đón hồn em
Em về chào đón nước nhà Việt Nam”

Tha thiết lắm, và cũng bi thiết lắm. Ngôn ngữ Việt Nam diễn đạt tâm thức theo hai chiều bi và tráng thật ấn tượng.
Ước mơ thành sự thật khi em về Việt Nam, em thật sự đã:

“Gặp lại những người anh trong ánh sáng
Găp lại các anh trong buổi kinh cầu
Thấy hồn em nơi quê nhà yêu dấu
Hiểu đuợc nguồn gốc, biết được giang san”

Em biết được bao nhiêu về giang san Việt Nam của trước và sau chiến tranh?
Hòa Bình! Có thật đó. Mà lầm than! Vẫn còn đó. Hồn em còn mãi đau. Tìm hiểu nguyên nhân không khó, điều khó là làm sao cho nỗi đau tan đi, như vết thương sau chiến tranh không còn rướm máu, sông núi quê hương khởi sắc xanh tươi, lòng người được vui theo tiếng cười của trẻ thơ.
Những đứa trẻ có những ước mơ nhỏ hơn em, chỉ cần được đi học để tìm cho mình chút vốn tri thức làm người – một người dân chân chính của một dân tộc anh hùng, trong một quốc gia hưng thịnh. Vậy mà khó, thật khó!
Biết đến bao giờ cái tâm thức hai chiều bi tráng hòa nhập vào lời chào Việt Nam trên hành trình về với tương lai không còn nỗi ray rứt của hồn đau! Khó, nhưng không phải là không thể, khi cõi hồn em còn ở đó: Việt Nam!
Hãy từ những tâm thức hôm nay, em nhé. Em sẽ biết cần “nhặt” những gì làm nên hành trang của tuổi trẻ tiếp sau lời cầu xin của thế hệ chúng tôi!

Em trở lại Việt Nam
Em trở lại Việt Nam
Nhặt giùm tôi ánh mắt
Của em bé thơ ngây
Vỉa hè khuya hiu hắt

Em trở lại Việt Nam
Mang giùm tôi tiếng khóc
Của một kẻ lưu vong
Xa nửa vòng trái đất

Em trở lại Việt Nam
Nhặt giùm tôi sợi tóc
Của mẹ lúc chia tay
Tiễn chồng đi ra Bắc

Em trở lại Việt Nam
Mang giùm tôi tiếng thét
Của chị lúc đêm khuya
Ngỡ còn trên biển Thái

Em trở lại Việt Nam
Nhặt giùm tôi mơ ước
Ðã bỏ lại năm xưa
Trên vùng kinh tế mới

Em trở lại Việt Nam
Mang giùm tôi tổ quốc
Trái tim nhỏ của tôi
Ðã nhiều năm đau nhức.
Trần Trung Ðạo

Với tôi, quê hương đã biết, rất tiếc chưa trọn đời thì đã lưu vong. Vậy mà nhớ, nhớ lắm. Nhớ đến nỗi đêm mơ, thấy mình đang theo tàu về quê. Lại thêm một tâm thức cho em nhìn, với ước mong em cũng “nhặt” được vài điều góp vốn hành trang
Tâm theo tàu về quê
(mến tặng Phú Yên)

qua Đèo Cả, tới Hảo Sơn
đường chui vách đá, chưa mòn dấu bom
còi rung xuyên mấy tầng hầm
chập chờn sáng tối, rần rần bánh khua

đến Tuy Hòa, lỡ giấc trưa
hàng rong quê Nội mời đua cửa tàu
mãng cầu, cam, mít, mận, cau
xanh mơn dạo nọ, vàng thau độ rày

chạm thôi mà nhớ đã đầy
từng sân ga nhỏ chứa dày bâng khuâng
Phú Tân, Chí Thạnh, Đồng Xuân
chặng qua, đoạn lại, nhịp dừng...quá thương

tàu đi, tình ở, lòng rưng
núi sông vạn dặm đã từng chiêm bao
xa kia, quê Ngoại Sông Cầu
quá giang, tàu khuất qua đầu tóc sương.

nước xuôi, nguồn tận Kỳ Cùng
nhập Sông Ba sóng cuộn vùng lúa reo
quê tôi đó, xứ rạ nghèo
tàu mang tâm hạc về theo ráng chiều.
Cao Nguyên


Tùy Bút

Thư Gởi Bạn Già
Chữ Nghĩa mình có được hôm nay
Rồi cũng theo mây bay về Trời
Vần Điệu Ý Lời mình có
Rồi cũng theo gió cuốn bay!
Sao không từ hôm nay, trên đường vào thất thập, còn chút mừng sắp được “cổ lai hy” mà chong đèn viết tiếp sử thi, đồng thời "ôn cố tri tân".
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi!
(Thơ vua Tự Đức khóc Bằng Phi)
Nên lắm chứ, phải không người bạn già thân quí ? Dù biết, bạn sẽ bảo ta ngông, cố tình lắp ghép hai tầng tâm thức để ngẫm . Nhưng bạn đâu khác chi ta, đã ngẫm từ Đoạn Trường Tân Thanh đến đoạn trường thất thanh.Từ ngày cơn hồng thủy xô bọn mình dạt vào bờ cõi lạ, biết bao lần nghe tiếng thét thất thanh của những thân phận người bị đánh gục, bị xé nát bởi cuồng phong bão hận! Làm chữ nghĩa phải bật máu, nhỏ xuống lòng đêm những giọt lệ hồng!
Một thời mong làm lính, một đời muốn làm dân – cả hai đều cùng trách nhiệm của một công dân chân chính và lương thiện của một đất nước vốn tự hào có bốn nghìn năm văn hiến, cần bảo vệ – ngặt nỗi lực bất tòng tâm mà lưu vong thất thổ. Để mãi hoài vọng về một cố hương, tiếc giải non sông xanh ngát màu xưa đang bị úa vàng bởi lòng tham vọng của những quyền lực quỉ ám và những đòn thù cực đoan. Đốt cả nhân tâm ẩn tàng trong cổ tích, chôn lấp kinh thư nhân ái thánh hiền. Ta đã mất quyền công dân từ độ nghe tiếng rít rợn người của cửa tù thế kỷ. Một cuộc hủy diệt đến tận cùng hơi thở của di ngôn chân thiện cha ông gởi lại. Để nghe đau lời hổ nhớ rừng của Người Thế Lữ:
Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua!
Ngày tháng dần qua, nhẩn nha qua, nhuộm tóc ta màu bạc. Bạc cả lòng hào phóng tình người. Thấy trong cõi Đi, trong cõi Về những con đường huyễn hoặc. Nên mỗi giấc mơ cứ dấy lên niềm khao khát sống, như thể ta đang trong những giờ phút cuối của cuộc đời tiếc nuối những tàn phai! Để thêm một lần quật cường đi trong lửa bới tro tìm bảo vật. Những bảo vật linh thiêng được ghép từng mảnh chữ thế nhân còn sáng nghĩa thuần thành với niềm khát vọng giữ thơm Quê Mẹ.
Trời đang vào Thu, màu thu buồn bàng bạc, làm chùng tâm lữ khách:

gió xoáy ngang đêm, rừng chợt thức
nghe lá xa cành, hối hả rơi
xuyên sương mờ ảo trăng treo lệch
vạc thả lời thu rớt cuối trời

rớt xuống chùng sâu tâm lữ khách
những giọt lòng đau mấy khoảng đời
quê xưa lửa hạ bùng nhen dậy
thấp thoáng trùng xa mộng giấc tôi

giấc gõ lưng trời muôn nhịp phách
tấu giữa rừng thiêng tráng khúc ca
thơ nung lửa hạ ru lòng khách
gió quất thu sầu xé nát hoa!

Thật sự ta đang giữa đêm của đầu thế kỷ 21, trên cầu truyền thông gởi tâm tình đến bạn vẫn với niềm lạc quan “trăm năm còn phía trước” để giữ ngọn bút đi giữa thăng trầm không chao, nghêu ngao những trầm khúc cho ta và cho người còn chút tình hào sảng.
Hôm qua, nhân đi tìm những “cảo thơm”, ta thấy những mảnh chữ của ta ai đó thương tình đem máng trên những vách trời trong cõi hằng hà chữ. Ta vui quá, bèn mét với người bạn trẻ. Bạn trẻ cười chúc phúc cho ta! Như ta đã từng chúc phúc cho bạn:
chúc mừng anh có những đứa con ngoan
gia tài lớn, chắt chiu từ sữa mẹ
vượt gian khó, lòng kiên trì mạnh mẽ
nuôi thơm xanh - thế hệ mới vào đời

nối tiếp bước cha ông, cùng đi tới
hãnh diện mình là giòng dõi Lạc Long
từng chặng đi, ngoảnh mặt nhớ phương đông
truyền tiếp lửa thắp hồng nôi văn hiến

Bạn không thể không vui cùng ta, như bạn không thể không vui với cái tuổi về hưu, được ẩn cư trong niềm tin yêu của bằng hữu . Thỉnh thoảng ghé thăm uống chén trà thơm, gặp bữa ngẫu hứng thêm ly rượu đỏ, kháo chuyện nhau về nợ bút nghiên . Vẫn là thứ nghiệp dĩ sao nặng trằn trằn trong trí chưa rơi ? Mà rơi thì đã sao, đếm quanh còn mấy thằng bạn cùng ta ngồi sum họp như thuở cây đàn trên vai, quyển thơ trong áo trận . Biết phù sinh vẫn cười hí hửng, nghe đạn bay vẫn đứng ngang tàng .
Khi không buông mà rơi mới buồn thấm thía, vết cắt không vì dao, vì đạn mới ngẩn ngơ lòng, chợt hỏi vì sao? Câu hỏi đơn giản, trả lời không dễ . Như hòa bình vẫn mong mà khi nó đến, lại thấy sự nghiệt ngã rộng vô bờ, mà nhân ái nhỏ như hạt bụi .
Bốn mùa vẫn quay, quay theo chiều cổ điển, vẫn lợi danh sùng kính trong tầm mắt con người. Làm ta thèm một chuyển mùa có thể, trước khi khép tròn cõi tạm một vòng tử sinh!
Và thế là hứng tình ngoáy bút, tưởng được thong dong giòng chữ chân truyền . Hóa ra cũng lòng ta tự vấn:
vấn quân
đời vẫn phong trần
bút nghiên đâu lẽ bâng khuâng niệm từ
duyên còn hồng ánh chân như
lẽ nào vần điệu cổ thư mặc trầm!

Khát lắm, nhưng chữ thiếu ngọt ngào nên khó nuốt . Lời muốn nhẹ bay mà ý cứ mặc trầm . Chẳng phải vừa rồi bạn nói với ta: đọc “hoang tưởng” của nhà ngươi nghe đau lắm . Cũng mong chỉ là hoang tưởng, không là khải thị tiên tri:
đông với tây mây vẫn màu huyết dụ
báo động nhân gian cơn lũ hận thù
đêm nghe thú hú vang trời gọi lửa
đốt bình yên thiêu rụi cả mặt trời

Có lẽ ta không thoát khỏi cái bóng bi quan ám ảnh:
Đất không Nước và ta người tàn phế
Với hai tay không thể chạm quê hương!

Bạn giúp ta làm sao thoát được thứ ám ảnh của dụ ngôn, làm sao như Người Nguyễn Đức Quang hát vung lời “Ngạo Nghễ”. Khi trời đất chuyển mùa, ta chỉ tay vào mặt trời rằng: rót thêm giọt nắng cho xanh lá tình!
Thư bất tận ngôn, dẫu ta tận lòng ký thác thêm cho bạn một trầm khúc trong chuỗi tự truyện của chính ta đang khi lãng du trên thềm đời hóa thạch!
Ơi những người bạn trẻ, trên hành trình về với Cội Nguồn, nhớ giúp bọn ta chạm mạch Quê Hương . Ân sủng đó là thánh tích hóa khai trầm khúc thành những giòng nước mà trong hoang tưởng ta vẫn mong cầu: nước thời gian chảy thấm mạch yêu thương!

MD Oct 01,2010
Cao Nguyên


Tùy Bút

Tâm thư
1 / Gởi Chị Hiếu Anh và các Cháu
Là một người bạn tri giao với anh Hiếu Anh, Cao Nguyên gởi đến Chị và các Cháu những dòng tâm cảm xúc động nhất khi anh Hiếu Anh ra đi, mãi mãi xa tôi, xa mặt trời và xa loài người - Một cuộc chia ly trong luật định làm người. Nhưng, mãi mãi anh, trong dòng nhạc tình giữa cõi người, qua mọi thời vẫn luôn tồn tại. Mấy trăm tình khúc anh để lại, mọi người đang hát, còn mãi hát cho quên nhọc nhằn, cho yêu thương thường hằng, cho long lanh giữa lòng người những đóa hồng nhân ái không bao giờ phai nhạt, như mặt trời không bao giờ tắt ở phương Đông với hy vọng của niềm tin yêu luôn được thắp sáng trong một thế gian u uẩn trầm buồn.
Hôm nay, 01 Dec 2005 - ngày tiễn đưa anh Hiếu Anh vào nơi yên nghỉ - Cao Nguyên viết tình khúc "đưa anh vào cõi mênh mông", tặng chị Hiếu Anh (xin lỗi Chị là Cao Nguyên không xin phép trước) như một đóa hồng, Cao Nguyên muốn đặt bên cạnh anh, dể nói với anh rằng những người bạn luôn nhắc và nhớ tới anh.
Cũng hôm nay, Cao Nguyên mở trang "Hiếu Anh còn đó giữa tình" trong trang web caonguỵen. net, để lưu lại những gì anh Hiếu Anh muốn gởi lại cho mọi người, cũng như mọi người muốn gởi về anh. Dĩ nhiên chỉ trong sự tiếp nhận giới hạn của Cao Nguyên qua các thông tin, có chọn lựa.
Dòng sông tin yêu của anh mãi chảy trong dòng đời xuyên suốt qua lòng anh, thánh thót rơi trên từng nốt nhạc và chuyển tải qua các giọng ca tuyệt vời, với những lời thơ nồng nàn gởi đến non sông và lòng người.
Mỗi khi Chị và các Cháu nhớ đến anh, thì mở cửa vào thăm anh, nghe anh hát và tâm tình cùng bạn bè thân mến .


Mong Chị và các Cháu bảo trọng sức khỏe. Cao Nguyên nghĩ, bên kia sông, anh ấy rất vui khi nhìn thấy Chị và các Cháu luôn mỉm cười với đời, với người. Cái nhìn đó là tuyệt tác của anh gởi cho Chị và các Cháu hôm nay và mãi mãi.
Thân Mến,
Cao Nguyên.

2 / Gởi anh chị em thân hữu của Cao Nguyên
Đêm rồi, sau khi đọc qua điện thoại để Hoàng Lan Chi thu âm bài thơ "thoáng anh" cho chương trình phát thanh Thơ Nhạc của nhạc sĩ Hiếu Anh trên Radio Hải Ngoại ở Washington DC. Cao Nguyên muốn gởi lời chân thành cám ơn đến tất cả các anh chị em thân hữu của Cao Nguyên, qua sự đồng cảm sâu sắc về nỗi buồn của một người bạn mất một người bạn. Đã gởi đến Cao Nguyên những lời chia buồn, như thể Cao Nguyên là một người anh em ruột thịt với nhạc sĩ Hiếu Anh.
Chia buồn với một-người-bạn-mất-một-người-bạn, có thể là câu thơ hay nhất được diễn đạt qua tấm lòng mỗi người khi nghĩ đến nhau. Dòng truyền cảm này là một tình khúc tuyệt vời luân lưu chảy ấm nồng trên tất cả.
Từ ân tình mà mọi người dành cho Cao Nguyên, và đặc biệt cho anh Hiếu Anh, Cao Nguyên mở trên trang web này trang "Hiếu Anh còn đó giữa tình",gom lai một số bài biết về nhạc sĩ Hiếu Anh và các link nhạc liên hệ, để khi có anh chị em nào chợt nhớ về người nhạc sĩ này, thì ghé vào đây, đọc vài bài thơ của bạn bè gởi đến anh, hoặc nghe nhạc do anh sáng tác với chính lời của anh, hay qua lời thơ của các thi hữu thân quen. Nững bản tình ca vút bay lên không trung chuyển vào lòng người bằng những giọng ca được chọn lọc.
Cao Nguyên hân hạnh đón tiếp các anh chị em thân hữu với Cao Nguyên và Hiếu Anh tại đây.
Trang "Hiếu Anh còn đó giữa tình", sẽ được cập nhật với những thông tin mới.
Xin các anh chị em gởi các tư liệu hoặc thông tin liên quan đến chủ đề cho Cao Nguyên qua địa chỉ Email: <victorviet2000@yahoo.com>
Thân ái chúc các anh chị em thân hữu và gia đình luôn An Vui và Hạnh Phúc.
Trân trọng,

Cao Nguyên

Nhạc sĩ Hiếu Anh và tôi
Vừa với tay tắt ngọn đèn ngủ thì chuông điện thoại reo, tôi thầm trách : ai mà gọi vào giữa khuya thế này, lạ thật.
Chuông reo tới lần thứ 4, tôi bắt điện thoại, vừa alô ai đó thì nghe tiếng của Hồng Phúc gọi từ Texas :
- Anh Cao Nguyên phải không?
- Cao Nguyên đây. Có gì lạ không cô em?
- Biết giờ này anh sắp đi ngủ, nhưng có tin quan trọng, Phúc phải báo anh biết ngay .
- Tin gì mà khẩn cấp vậy?
- Anh Hiếu Anh mất rồi.
- Cái gì? Phúc nói lại đi.
- Nhạc Sĩ Hiếu Anh mất rồi.
Tôi bàng hoàng đến choáng người,không tin được đó là sự thật. Vì mới hôm qua tôi còn đọc cái thư của Nhạc Sĩ Lê Mộng Nguyên trả lời thư của anh Hiếu Anh hỏi về sức khỏe của NS Lê Mộng Nguyên nhắn qua Chị Minh Hồ ở Paris.
- Có thật không? Làm sao Phúc biết?
- Chị Hoàng Lan Chi thông báo, và Phúc đã gọi chị Hiếu Anh để xác nhận.
Như vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, tôi đã mất anh rồi, Hiếu Anh ơi! Người bạn xa 40 năm vừa tìm thấy lại, và đang hẹn nhau vào mùa Xuân gặp mặt ở Washington DC cùng với mấy anh cùng khóa 22 Thủ Đức.
Cầm cái list điện thoại trong tay, tôi muốn gọi báo cho vài người. Nhưng đang là giữa khuya, thôi để mai.
Suốt đêm tôi chập chờn ngủ giữa những gì tôi có được về một người bạn vừa tìm thấy lại. Vâng, chỉ mới thấy lại bằng hình ảnh, điện thoại và Email...trong gần 2 năm qua.
Khởi đầu, tôi nhận ra anh Hiếu Anh viết nhạc trên trang web trinhnu. Sau những lần PM, Email, vào mỗi cuối tuần, hoặc cách vài tuần 1 lần, tôi và Hiếu Anh "thủ thỉ" bên nhau qua điện thoại về đủ thứ chuyện hồi xưa, từ hồi chúng tôi còn " luận kiếm" ở Thủ Đức của 40 năm trước, đến thời "hành hiệp giang hồ" ở Pleiku. Mặc dù Hiếu Anh chỉ ở Pleiku bằng 1/3 thời gian của tôi ở đó.
Anh Hiếu Anh theo ngành Quân Nhạc sau khi rời Thủ Đức, vì vậy mà chúng tôi ít khi gặp nhau, thậm chí khi anh dạy nhạc ở trường Thiếu Sinh Quân và Trường Trung Học Minh Đức. Tôi thì tay bút, tay gươm đây đó lung tung, cho đến lúc rã đàn, đứa lên non, đứa xuống biển theo sấm truyền của thuở Mẹ Âu Cơ.
Từ ấy, không ai biết về ai nữa, cho đến lúc gặp nhau trên xứ ảo giữa trời. Thật tình mà nói, cám ơn trinhnu.net đã cho tôi cái cơ duyên gặp lại những "cố nhân".
Mỗi lần trò chuyện và phiếm luận về thơ nhạc, chúng tôi tâm đắc về một chữ "Tình" xuyên suốt qua Thơ và Nhạc.
Thỉnh thoảng chúng tôi gởi cho nhau vài sáng tác mới, tôi đọc thơ và anh hát cho tôi nghe.
Trong sáng tác nhạc, anh Hiếu Anh rất cẩn trọng về nguyên tác bài thơ do anh phổ nhạc. Những chỗ cần thây đổi lời thơ cho hòa hợp với tiết tấu nhạc, anh đều hỏi ý tác giả bài thơ. Về cái hứng sáng tác thì anh gọi là "bất chợt". Có khi mơ màng sắp ngủ thì anh bật dậy, vào bàn viết một đoạn hay cả bản nhạc mà quên cả thời gian.
Điêu đáng nói là tấm lòng của anh Hiếu Anh với bạn bè và những-đứa-em-thơ-nhạc thật nhiệt tình và hết mực thương mến. Ai đã từng có duyên với nhạc sĩ Hiếu Anh trong Thơ và Nhạc chắc đều cảm thấy như vậy.
Giữa tháng 10/05, anh Hiếu Anh gởi cho tôi CD nhạc " ngày tháng cô đơn" , anh nói là vừa thu âm xong, chưa phát hành. Vì anh cũng muốn anh Vù Hối vẽ lại cái hình bìa cảu CD. Rồi mới đây, tôi gợi ý anh phổ nhạc cho một số anh em bạn thơ cùng khóa 22/TĐ để làm kỷ niệm "một thời có nhau"
Anh nói với tôi là trên bàn của anh có mấy chục tập thơ của bạn chưa đọc hết để chọn bài phổ nhạc, nhưng sẽ ưu tiên cho "bọn mình". Bao nhiêu việc còn đợi anh, nhưng tiếc, rất tiếc, anh không còn làm được.
Anh ra đi, bỏ lại phía sau tất cả những gì anh đang có trong nỗi đam mê thực hiện vì dòng nhạc đang chảy trong anh cho tình người và tình của quê hương.
Ngay vào lúc 9 giờ ngày 27 thang 11 năm 2005, tôi thật sự mất anh. Không, không thể nào. Tôi chỉ mất Hiếu Anh với cái thân xác đã bắt đầu rung chuyển theo thời khí của bốn mùa. Mà Hiếu Anh, ngay cả tiếng cười và giọng nói trong cái nguồn sống tình cảm của anh vẫn còn đó, trong tôi. Như tiếng anh hát trong điện thoại cho tôi nghe một tình khúc về " em Pleiku" hồi cuối tuần vừa qua.
Bài hát gợi tôi nhớ đến những nơi hoang-dại-rất-thơ và nồng-nàn-rất-nhạc của Phố Núi một thời đến, ở và đi. Đi rồi ngoái lại qua tầm nhìn xuyên suốt thời gian trên 3 thập niên, trong không gian 3 chiều thương-nhớ-đợi.
Thương ư! Cả áo rách vai và quần thủng đáy, nhưng biết gói gọn trong lòng mình cái duyên dáng hồn nhiên và chất phát của Buôn, Làng.
Nhớ ư! Nhớ tất cả những người cùng thời "luận kiếm", trên điêu tàn vẫn khí khái rong ca theo hồn thiêng Sông núi
Đợi ư! Đợi một cuộc trùng phùng cho hết thảy nhừng gì thất lạc trong cơn hồng thủy.
Hiếu Anh ơi! Nhớ lắm rồi, anh hát nữa đi, đừng ngưng nghỉ,
từng lời hát hương quê nhà vực dậy
từng dòng thơ tự biết nẩy mầm xanh
ươm giữa tháng năm khúc quân hành anh viết,
Cám ơn anh, tôi còn đang đi trong khúc quân hành ấy bằng cả tâm và trí nhớ về.
Tiềm thức mở ra một cổng thành Pleime cho những tấm lòng hào phóng đi về.
Đi cũng lắm, về cũng nhiều. Như anh Kim Tuấn, anh Phạm Huấn... và hôm nay là anh - đang trên đường về với Mẹ.
Một nốt nhạc ngân lên từ cây đàn thùng thoát trên thinh không âm thanh "Mẹ", có mãnh lực làm ta rối cả nhịp tim và những dòng nước mắt ngỡ đã khô mà vẫn chảy.
Thế đấy, Hiếu Anh ơi! Bạn làm tôi choáng ngợp cả hồn, khi Bạn khoát tay, chợp mắt đi, về !


112905
Cao Nguyên

thoáng anh
(thương nhớ về nhạc sĩ Hiếu Anh)

mới tuần trước, anh hát trong điện thoại
cho tôi nghe tình khúc "em Pleiku"
nơi hai đứa sống cùng thời rất vội
trên đỉnh cao, lửa khói trộn sương mù

thời trộn niềm tin yêu vào ánh thép
cho lời thơ, ý nhạc sáng hồng lên
cả những cánh lan rừng, những dòng thác đẹp
cũng nồng nàn những tấu khúc không quên

mới tuần trước, tôi gợi lời, anh hứa
sẽ phổ thơ thành nhạc của bọn mình (*)
những bản chúc thư của tình và lửa
viết trong chiến tranh, viết giữa hòa bình

"ngày tháng cô đơn" - mười bốn tình khúc mới(**)
những bản nhạc cuối cùng anh viết gởi thân thương
có những thoáng em tình còn vời vợi (***)
sao thoáng anh, mới đó đã đi rồi?

đi thanh thoát, Hiếu Anh ơi! đi nhé
mọi người thân đang hát tiễn đưa anh
bằng những ca khúc suốt đời anh viết
cho quê hương và yêu dấu nhiệt thành

trời Kentucky, chiều thu buồn lệ tuyết
chuông nguyện cầu vĩnh biệt một tài năng
khúc thánh ca lời lặng trầm tha thiết
ru hồn anh yên nghỉ cõi vĩnh hằng!

112805



-------------
(*) "bọn mình" - thơ Cao Nguyên
(**) CD "ngày tháng cô đơn" -
14 tình khúc mới của NS Hiêu Anh
(***) "thoáng em" - thơ Cao Nguyên
Hiếu Anh phổ nhạc trong CD "NTCĐ"

Cao Nguyên

đưa anh vào cõi mênh mông

(biệt khúc tặng Chị Hiếu Anh)

đưa anh vào cõi mênh mông
gót tình lướt trên bụi hồng
lòng em không nguôi bối rối
anh đi xa rồi, thật không?

là không, muôn lần là không
nụ hôn anh trao còn nồng
lời tình còn say đắm đuối
sao anh vội vàng qua sông?

chân em đứng giữa bụi hồng
vẫy chào anh trong hư không
chiều đông chuông ngân thánh thót
tuyết rơi tràn lạnh vào hồn!

anh đi vào cõi mênh mông
em về trong đêm bụi hồng
từng bước lòng nghe chới với
xa anh thật rồi, phải không?

xa anh thật rồi, phải không?
là không, vạn lần là không
hãy như bên sông anh đợi
chờ em đem lại đóa hồng!

Cao Nguyên

79 tình khúc của nhạc sĩ Hiếu Anh
tại kho lưu trử , xin mời vào chọn nhạc để nghe

http://trinhnu.net/?i=x&x=9429

nơi cõi đã về
(tâm tình với Hiếu Anh)

Hiếu Anh ơi! Cứ xem như hôm nay, ngày cuối tuần, mình trò chuyện với nhau nhé.
Lại nói về một chút gì để nhớ, từ một nơi mình đã Đến, Ở và Đi - Phố Núi Pleiku.

Khi anh đặt chân đến đó, không hiểu có cùng bối cảnh và tâm trạng như thế này không :

"....Ra khỏi lòng phi cơ C.130, bước xuống Phi Trường Cù Hanh, tôi cảm thấy lạnh, dẫu lúc đó mới chỉ 6 giờ chiều . Da thịt của Sài Gòn nhiệt đới đang tiếp xúc với cái lạnh miền cao vào những ngày đầu mùa Đông , tuy hơi khó chịu nhưng khoan khoái. Chính cái lạnh và một chút hơi sương đã làm cái đầu tôi “ hạ hỏa “, khi phải tiếp nhận cùng lúc những tiếng ồn ào của động cơ các loại máy bay và xe quân sự, cùng với sự nhộn nhịp của ba lô, mũ sắt và súng đan ra vào phi cơ và các pháo đài bao cát. Có nghĩa là tôi đang đứng chân trên vùng đất chạm nhẹ là nghe tiếng nổ! Nghĩa là tôi thật sự mất đi sự yên tĩnh của những giảng đường, của những thôn xóm quê tôi vào thuở chưa mất đi sự yên tịnh ..."
(trích hồi ký của Cao Nguyên)

Ba mươi mốt năm rồi đó anh, mình đã xa thành phố ấy, dẫu cho sương mù của thực cảnh, hay sương mù trong cả lòng ta, nhưng những gì ở đó vẫn hiển hiện trong cõi nhớ của mình.
Thương lắm, nhớ lắm cái khung cảnh chập chùng sông núi ấy, bao nẻo đường còn in dấu chân ta và bè bạn của một thời xa vắng dễ thương. Dẫu ở đó, có những tháng ngày tim ta rỉ máu, những giọt lệ hồng chảy trong đêm trăn trở khi hay tin bạn ta, ngày mai không về. Họ ở lại vĩnh viễn trên Đồi 31, trên đỉnh cao Dak Pek, Chư Prong, Chư Pao, núi Phượng Hoàng...
Thời đau xót đã qua, lẽ ra không nên nhắc lại. Sao tâm ta cứ mãi nhớ về? Có phải là sự không đành của nỗi tức tưởi trên hành trình đi tìm hòa bình, tự do, chân lý và bác ái cho quê hương!
Rồi sao nữa hở anh? Trong thời gian thoáng qua, giữa chập chùng sông núi quê nhà, giọt lệ hồng của tôi, của anh vẫn chảy theo dòng thơ, ý nhạc. Chen lẫn trong tình khúc anh viết là những khúc quân hành có âm vang nhịp trống Tây Sơn như nhắc nhớ mình còn chưa trọn bước trong sứ mạng của 4 chữ "Cư An Tư Nguy" đã nặng trong hành trang ta đi lúc rời khỏi Vũ Đình Trường Thủ Đức?
Sự rạo rực trớ trêu lại đồng âm với niềm thổn thức, nên những lời thánh ca bay vút lên cao. Những lời chúc phúc chạm hồn các vì sao, những thiên thể hiện thân các bạn ta ở đó, tạo nên nguồn âm thanh thánh thiện ngân tấu trong một bầu trời trên mặt địa cầu không còn hai cực Bắc, Nam. Tất cả đã nhất quán: trong hư vô ta là hạt bụi!
Hiếu Anh ơi! Bây giờ thì anh thong dong rồi. Muốn đi đâu thì đi, không cần giấy thông hành, không cần phép tắc và những câu nệ thế gian; muốn gặp ai thì gặp, kể cả những người muôn năm cũ!
Phúc cho anh đã đổi những giọt lệ hồng lấy ly rượu ân phước của nước Chúa, nồng nàn anh trong cõi đã về!
Anh có muốn về thăm Phố Núi với tôi hôm nay không? Nhớ lắm.

120205

Cao Nguyên

CHO MỘT TÌNH BẠN
* tặng Cao Nguyên

Mới tìm lại được nhau đây thôi
Sau bao năm xa cách, biệt đời.
Những lúc e mail tâm sự vụn
Những đêm thủ thỉ rộn ràng vui.

Niềm vui chan chứa khi gặp lại,
Mặt mừng tay xiết chặt đôi tay.
Cứ tưỏng từ đây là mãi mãi
Không bao giờ chia cách tình trai.

Người đi gieo tiếng nhạc cho đời
Kẻ về gom lại vần thơ rơi
Buồn vui chồng chất theo năm tháng
Tiếng khóc hòa tan với tiếng cười.

Tiếng hát ngân lên khúc nhạc chiều
Cho lòng khơi dậy những thân yêu,
Kỷ niệm trào dâng như sóng cả
" Ngày Tháng Cô Đơn " giữa tịch liêu.

Bây giờ hai ngả, cách xa nhau;
Lời thơ tiếng nhạc vấn vương sầu,
Kẻ ở người đi buồn thấm thía!
Giọt lệ biệt ly cay mắt sâu!

HONG VU LAN NHI

Tửong nhớ Hiếu Anh
http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=269&Itemid=47


Tùy Bút


Đưa Anh Vào Cõi Mênh Mông
(biệt khúc tặng Chị Hiếu Anh)

đưa anh vào cõi mênh mông
gót tình lướt trên bụi hồng
lòng em không nguôi bối rối
anh đi xa rồi, thật không?

là không, muôn lần là không
nụ hôn anh trao còn nồng
lời tình còn say đắm đuối
sao anh vội vàng qua sông?

chân em đứng giữa bụi hồng
vẫy chào anh trong hư không
chiều đông chuông ngân thánh thót
tuyết rơi tràn lạnh vào hồn!

anh đi vào cõi mênh mông
em về trong đêm bụi hồng
từng bước lòng nghe chới với
xa anh thật rồi, phải không?

xa anh thật rồi, phải không?
là không, vạn lần là không
hãy như bên sông anh đợi
chờ em đem lại đóa hồng!

Cao Nguyên
DC. Dec 2005
Tưởng Nhớ NS Hiếu Anh:
http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=269&Itemid=47
 
 
...........
 ......................................................................
.......................................................


Màu Thơ
Từ thuở lững chững biết yêu, đến nay tóc đã nhuốm màu sương khói. Từ lúc mơm man vào hành trình chữ nghĩa, đến nay đường lãng du đã vượt ngàn hải lý. Khi có kẻ năm châu hỏi tôi:
- Đi nhiều thế, thích nhất nơi nào?
- Chẳng ngại ngần: vẫn xứ Việt Nam.
- Đi nhiều thế có gì thương nhất?
- Chẳng ngại ngần : tà áo dài em.

Chẳng thế mà tôi có một bộ sưu tập ảnh “Áo Dài Việt Nam” thời chưa bị biến tấu, chưa bị những thẩm mỹ viện cắt ráp vá khâu thêm những rẻo đời thời thượng!
Tôi hãnh diện khoe sưu tập ảnh cùng kẻ năm châu mỗi khi có dịp . Như khoe mình là con cháu Văn Lang . Nên chi trong dòng thơ khoát danh “Thi Sử” tôi đã đưa tà áo dài em lên cùng với lịch sử Sài Gòn:

Sài Gòn - Em, và chiếc áo dài
Dựng trước anh chân dung mùa Hạ cũ

Sài Gòn ơi! thương quá tiếng Em, Anh
biết dỗ ngọt suốt bốn mùa hoa, trái
áo dài Mẹ, em vẫn còn giữ mãi
từng đường thêu dấu ái vẫn còn xinh ...

Chân dung Sài Gòn, chân dung Em. Đẹp tuyệt vời, không chỉ với dáng mà cả hồn. Hồn của trái tim Việt Nam trong biểu tượng Sài Gòn và chiếc áo dài.
Nếu thuở ươm thơ vào đường tình, không có sức mê hoặc của tà áo dài, chưa chắc nét duyên Em hiện trên thực thể, chưa chắc mái tóc huyền Em dự lễ đăng quang trong ánh mắt thơ.
Áo dài trắng, mái tóc đen . Đã làm nên một tuyệt tác ảnh đủ sức cảm rung từng con chữ trên cung bậc thơ ca. Vì thế mà tôi đã theo Em suốt bốn mùa với sắc màu thay đổi. Trắng: trinh nguyên, Tim: nhớ thương, vàng: đam mê, Đỏ: kiêu hãnh …

Sài Gòn và Em đều trong trái tim tôi. Luôn trong tầm nhớ thật gần, tưởng chừng chỉ vói tay là chạm được. Thật là thèm chạm vào hơi thở của mưa nắng Sài Gòn:

Sài Gòn nắng chảy tràn đêm
đường mê sảng nóng, Phố thèm giọng ca
tiếc mùa luân vũ biệt xa
gót sen rướm máu trượt qua nguyện cầu ...

Thèm được nghe nhịp tim Em rung sau làn lụa nõn, để vào khuya thơ cất giọng ru mơ:

Sài Gòn ru em
khúc tình tháng hạ
bóng cũ bên hiên
buồn nghiêng hoá đá ...

Ơi Sài Gòn! Ơi Áo Dài! Tiếng gọi trầm lắng trong mạch triều âm vỗ hai bờ Đông – Tây biển Thái Bình xanh thẩm. Điều kỳ diệu là thơi gian không làm phai nhạt màu sắc của ký ức. Vẫn mãi nhớ ngày mới quen Em nơi bờ sông Quê Nội, nhìn qua gương nước lấp lánh màu sen hồng trên nền áo lụa xanh.
Trời, nước, hoa và áo dài cùng một game màu thanh nhã. Từ đó mỗi lần cùng Em dạo trên những quãng đường chiều, tôi thích Em mặc áo dài màu xanh của biển. Nét tương phản giữa ánh hoàng hôn với màu xanh lung lìnhsóng biển, đẹp vô cùng. Nắng vàng tạo nên những gợn sóng hừng hực đam mê gợn lăn tăn trên tà áo biển xanh. Không còn là màu ẩn dụ, mà là màu thơ, màu của trí tưởng phát họa nên sắc thái hài hòa giữa sự khắc chế của sinh tồn:

ôi tôi đi giữa bồi hồi
một khung trời nhớ đã đời giữa tâm
như người tình cũ bao năm
tưởng như biệt giữa thăng trầm, còn vương

Sài gòn - nghe gọi mà thương
Duy Tân, Nguyễn Huệ - con đường dư âm ...



Sài Gòn đâu đó trong tiếng gọi - Hôm qua, mới đó, tức thời... Nhge gọi từ phone, từ Radio, từ TV, từ nơi những con phố có người Việt lưu vong! Gọi như nỗi niềm thương nhớ, gọi như một sự khắc khoải trên dấu ấn của một phần người bị tách ra khỏi quê hương mình:

Bẵng thật lâu hơn phần tư thế kỷ
sống ở đâu cũng nghĩ đến Sài Gòn
thế mới biết tấm lòng người viễn xứ
còn thiết tha lời guốc mộc âm vang

Sài Gòn đâu đó trong tiếng gọi
nên mãi chờ về lại lối xưa quen
nhìn áo lụa vàng, nghe lời guốc mộc
đẹp như thơ theo dòng nghĩ vào đêm!

Có ai xa thành phố đó mà chưa một lần gọi nhớ Sài Gòn, của một thời Hòn Ngọc Viễn Đông:

Sài Gòn đó, Sài Gòn bên kia biển
không phải một thời, mà mãi ngàn đời
trong tim người, Hòn Ngọc Viễn Đông
trong Việt Nam, Sài Gòn bất diệt!

Thương vô cùng tiếng gọi Sài Gòn. Nhớ vô cùng tà áo dài một thuở còn bay giữa hai hàng hoa phượng đỏ, hay trong lất phất mưa rũ lá me bay trong chiều Thu cũ!
Ngươi Sài Gòn xa Sài Gòn mà không vương lụy tình xưa mới là chuyện lạ. Cho dẫu Sài Gòn bất chợt nắng mưa, như có nắng chảy tràn đêm,có mưa trút nước bên hiên nắng hồng . Đẹp và lãng mạn quá chừng.

tháng sáu Sài Gòn, trời xanh như ngọc
ve rộn ràng cất tiếng hát rong trưa
gió giục giã gọi em về hong tóc
sợ chiều lên, buồn đuổi kịp theo mưa

tháng sáu Sài Gòn, nắng mưa bất chợt
như chợt cười, chợt khóc giữa lòng em ...

Sao chợt cười, chợt khóc! Có phải Sài Gòn đang ru em khúc tình tháng Hạ, co' bóng cũ bên hiên buồn nghiêng hóa đá trong mùa chình phụ? Hay do Sài Gòn đổi chủ, những con đường buồn rũ đổi tên. Nét thanh nhã của Tự Do, Công Lý ... đã bị son phết lên những màu vẩn đục. Vẩn đục đến nỗi người Sài Gòn không còn nhận ra Sài Gòn thuở nọ!

Cũng may ký ức còn thắp bùng lên một Sài Gòn rạng rỡ:

khi tất cả những căn nhà lên đèn
không còn thấy những con đường nhầy nhụa
từng góc cạnh kim cương lóng lánh
sáng trên nền trời xanh thẳm Việt Nam!

khi những con tim Sài Gòn vụt sáng
ta có đêm Sài Gòn rực rỡ yêu thương
những ánh mắt vượt trùng dương say đắm
tìm thấy nhau - đêm lãng mạn Sài Gòn!

Và ký ức cũng làm sống lại tà áo dài Em:

nhìn áo lụa vàng, nghe lời guốc mộc
đẹp như thơ theo dòng nghĩ vào đêm!

Vào những độ cuối Đòng, chờ Xuân mới . Ký ức còn rộn ràng vẽ Sài Gòn và áo dài Em . Tưởng như mình đang chạm mắt vào Sài Gòn trước mặt:

lòng hăm hở giữa Sài Gòn quá rộng
sợ chân đi không khắp những đường quen
từ Da Kao xuống Bến Thành, Chợ Lớn
phố cũ, đường xưa lẩm nhẩm gọi tên!

tại nhớ quá, anh quên mình xa lắc
lòng nôn nao nên mắt chạm Sài Gòn
vừa tay vói qua nửa vòng trái đất
kịp Giao Thừa hái cánh lộc đầu năm!

Thế nhưng cũng chỉ là hoài niệm. Một hoài niệm dễ thương thế nào cũng bị chùn xuống theo gót buồn thời gian gõ nhịp rong đời về phố cũ. Như tôi đã có lần đứng giữa Sài Gòn đổi mới mà ngỡ ngàng nghe những âm vang của một Sài Gòn xưa:

cổng trường áo trắng tinh khôi
ẩn trong ký ức bồi hồi ngắm đau
ngoái nhìn lạ hoắc trước sau
dẫm chân lên bóng rũ màu thời gian

hẹn nhau đứng giữa chiều tàn
để nghe từng chặp âm vang Sài Gòn
của thời lá rắc thu vàng
trên con đường gót đài trang gõ giòn!

Không gặp Em với áo dài xưa. Chỉ gặp thằng bạn một thời sống chết có nhau dưới chân dãy Trường Sơn trong mùa đỏ lửa. Kể cho nhau nghe chuyện của của ngày xưa:

ngày hai đứa tựa lưng rừng bốc lửa
muốn vung tay đấm vỡ mặt trời
cho mưa trút xuống phận người khốn khó
mát niềm tin để ngước mặt làm người!

Biết đến bao giờ mới mát được niềm tin, để bạn và tôi khỏi trùng trùng xa cách.
Bây giờ, nơi quan ngoai có rất nhiều những con phố Sài Gòn . Dẫu có đẹp và rất Sài Gòn, tôi vẫn thấy lòng minh ray rức:

Sài Gòn tôi trên xứ người
một thiên tình khúc viết từ nỗi đau!

Washington.DC Jan 05, 2014

Cao Nguyên

(trích thơ Cao Nguyên trong "Dòng Thơ Lưu Vong"




BẢN SONATE BUỒN
NÓ và những-Nó. Bước xuống đời với hành trang thân phận nhỏ nhoi và thiếu phần may mắn. Tất cả là những đứa em thân mến của tôi và bạn. Những đứa em đã-đang-sẽ còn trong đói khát, trong ngu dốt, trong tật nguyên.. Bởi các em đã sinh ra trong những nơi chốn luôn có sự hiện diện của Nghèo Đói, Chiến Tranh và Dịch Bênh...
Nó và Những-Nó có đấy từ ngàn năm trước, từ vạn năm sau.. mãi mãi tồn tai. Nhưng cứ mỗi lần gặp Nó, gặp những-Nó, tôi lại thấy xao xuyến và nghẹn ngào. Cho Nó vài đồng ư ? Và chỉ vậy thôi ư ? Chỉ no được hôm nay ! Còn ngày mai ?
Tôi muốn ôm Nó vào lòng, vỗ về Nó, và nếu có thể, chúng ta giúp Nó bước vững hơn với đồi chân cà kheo hay với chiếc nạng gỗ !
Chắc Nó cũng muốn nghe được những ai đó nói với Nó những lời nồng ấm của sự cảm thông chân thành và sâu sắc về một thân phận cố đứng lên trên một vũng lầy...

@

Mỗi chuyển mùa, trời đất ban lộc cho cỏ cây, trong khi những-Nó vẫn âm thầm chịu đựng số phận nghiệt ngã cho dẫu trời đất đang là mùa nào . Sự hăm hở vào Xuân để nhìn hoa lá tốt tươi, từ tâm của mỗi người không thể lặng yên khi nhìn những-Nó bơ vơ giữa dòng đời .
Chỉ cần no và ấm để sống còn, thì làm gì có sự hăm hở nhìn cái đẹp của thân xác hay quần áo ngoại thân! Có chăng là sự buồn tủi khi nghĩ đến thân phận mình có mặt giữa thế gian không có quyền chọn lựa hoàn cảnh sống .
Xã hội càng thăng tiến theo đà cơ giới và điện tử hóa, thân phận những- Nó bị dìm xuống dưới đáy xã hội . Cho dẫu thế nhân muốn làm đẹp xã hội, từ bề mặt của những thành phố, dọn dẹp người ăn xin từ trong những nhà hàng . Đã bớt cảnh một đứa bé đứng chờ thực khách đẩy đĩa thức ăn vừa ăn xong ra góc bàn, để chạy tới xin được vét hết thức ăn thừa cho vào bao tử trống . Bớt cảnh đó trong nhà hàng, nhưng đâu vắng những nghèo đói trong thành phố . Chỉ là ẩn núp đâu đó để khỏi bị xua đuổi . Nhưng sự thèm ăn vì đói mà phải lấp ló đời chờ một cơ may, cho dẫu phải lạy ông đi qua, lạy bà đi lại cũng cam lòng .
Ai bảo Nó sinh ra bị từ bỏ, bị lãng quên, bị ngược đãi ... Hàng trăm lý do rất thực được trải bày nếu được ai đó mở lời thăm hỏi với ánh mắt nhân từ . Rất tiếc những tấm lòng nhân ái không đủ nhiều so với số lượng những-Nó quá đông trong bất cứ nơi chốn nào của quê nhà . Giống như sự mất thăng bằng trên tỉ lệ giàu nghèo được công bố trên những biểu đồ thực trạng xã hội của Việt Nam . Điển hình như bữa ăn sáng của 1 người giàu khoảng 50 USD đủ để những-Nó mua cơm ăn trong vòng 1 tháng . Vậy mà những-Nó vẫn đói . Cho dù nhiều hội đoàn từ thiện đã quan tâm giúp đỡ vẫn chưa thấm vào đâu . Chỉ là giật gấu vá vai cho qua thời đoạn, Người ta thường hô hào "Xóa Đói Giảm Nghèo", mà Đói với Nghèo chỉ có tăng chứ không giảm . Tại sao ? Lấy bản chất của xã hội hiện hữu để trả lời . Cũng chỉ là đáp thỏa tư duy chứ không góp phần giải quyết vấn đề . Bởi vấn đề không nằm trong trọng tâm của chính sách một nhà nước đã lãng quên nguyên tắc trị nước, bình thiên hạ theo tiêu chuẩn: Dân vi quí, Xã Tắc tứ chi, Quân vi khinh!
Mỗi người chúng ta, Thấy, Biết và Hiểu thực trạng xã hội, đối chiếu với thực trạng những-Nó để đau lòng, để tâm sự bằng chữ nghĩa như những lời vấn an những-Nó gắng đứng lên bằng đôi chân chính mình . Để luôn hy vọng một cơ may đổi đời nhờ sự tận tâm chăm sóc của những tấm lòng nhân ái vì thế hệ cháu con . Như một sự cưu mang còn có được trong tình người đồng chủng !

@

Bản Sonate Buồn

trong âm vang bản Sonat buồn
em đã ngủ theo dòng nước mắt
trong nỗi đau của lời tự truyện
em qua đường với nỗi xót xa

môi em run gọi mời nhân ái
trong mắt người tia sáng dửng dưng
lấy câm nín buộc chân mình lại
em nhìn em thân xác rưng rưng

miếng cay đắng ngậm vào đã nuốt
sợ nãn lòng do thức ăn thiu
những hạt cơm trong tay khô quắp
ngâm vào nước mắt sẽ mềm ra

có lúc em no vì quá đói
nhấp môi cười thần trí hôn mê
vết thương vỡ theo đời nhức nhối
điệp khúc buồn - em vỗ về em !

Cao Nguyên

@

Mời nghe chương trình nhạc
Quê Hương Đang Có Ta
http://gachnoionline.com/radio/ChuongTrinhRadio/2007_04_29_QueHuongTreTho/QueHuongTreTho_ChuongTrinh.htm

 
Mưa

mưa! mưa! mưa em, trời mưa

Có phải nhờ mưa mà mình gặp nhau? Gặp giữa đời thường, gặp trong thơ. Với đời thường, hay trong thơ, mưa dễ thương khi mưa vừa đúng lúc, mưa vừa niềm mong. Lãng mạn, nhẹ nhàng và thích thú, như hồi biết tựa đầu vào nhau dưới cái tán dù nhỏ xíu, thèm nhìn giọt nước lăn theo sợi tóc em chảy xuống vai trần.

mưa! mưa! mưa em, trời mưa

Câu thơ giản dị mà dễ thương quá chừng, dễ thương như em chưa tùng trau chuốt để đỡ vướng bụi đời, khỏi nhìn vào gương thấy mình lạ hoắc. Bởi dễ thương vậy, nên anh sợ em sũng ướt trong mưa khi anh ngoái nhìn em vừa ra khỏi cửa, ra với thiên nhiên với trời rây nắng. Vậy mà gió đã lay mưa, cho anh có cớ làm vừa lòng em.

mưa! mưa! mưa rộn đường thơ

Trong thơ anh, có những cơn mưa buồn nặng trĩu. Viết rồi, chẳng lẽ xóa đi. Dẫu gì, những giọt mưa Ngâu vẫn còn tồn tại, cho thơ có cớ nắm lại bàn tay vuột qua một thời, vuột qua một đời! Mà không quên, để lòng tự nhủ: âu đó cũng là một kỷ niệm đẹp. Một chuyện tình đẹp tựa vào lưng huyền thoại.

tặng em những sợi mưa Ngâu
anh vừa hái được trong màu thời gian

Thật tình, anh muốn viết về những điều nhẹ hẫng như mơ. Nhẹ hẫng như nụ cười em, như tiếng chim hát trong vườn thơ:

có tiếng chim hát vui buổi sáng
trong khu vườn anh đang gieo thơ

Mỗi cơn mưa, báo một vụ mùa, báo một khoảng thời gian vừa vụt qua, mất hút. Để thấy tiếc hay là thấy sợ những mắc xích thời gian siết lại, cuốn mình quăng vào cái trũng hư vô!
Vậy mà anh sợ không gian hơn là thời gian, vì trong không gian luôn có những nghi hoặc kể cả sự nghi hoặc niềm tin:

chữ em là thánh thể
người nói đó bụi trần
lời anh là sông bể
kẻ nghĩ đó vực thâm

ta với ta là bạn
anh với em là tâm
đời nghìn năm phỉ báng
trên năm tháng hương trầm

Thời gian ươm mầm, thời gian kết nụ trỗ hoa. Không phải là vui hơn sao, và nắng, và mưa dự phần vào sự tái tạo niềm tin trên những úa tàn. Hãy nhận sự vươn lên, đừng nghĩ về sự hủy diệt dưới sức hút khắc nghiệt của đời.

em có thấy một dòng sông mới
dâng phù sa vào gốc mạ thơm
trên cánh đồng anh vừa nghĩ tới
không hề lưu dấu vết căm hờn

Time goes, you say? Ah no!
Alas, Times stays, we go.

Thời gian qua? Nàng ơi...
Không phải,
Chúng ta qua, Thời gian ở lại.

Lời trong bài "The Paradox of Time" của Henry Austin Dobson hay tuyệt vời phải không em!

Dưng không, chiều nay sao thấy buồn chi lạ, khi ngoài trời mưa Xuân lay bay. Lại phản phất những dòng chữ qua mưa tạt vào mái hiên xưa.


mưa! mưa! mưa rộn đường thơ
về mai em nhé, ngõ chờ nắng hong!

Tháng Năm, không phải là năm tháng
chỉ là Tháng Năm còn những cơn mưa
để anh có cớ làm vừa lòng em


mưa! mưa! mưa em, trời mưa
nép gần lại chút cho vừa ấm nhau!

Cao Nguyên





Chữ Nghĩa
Chữ - Nghĩa
Chữ / Nghĩa
Chính xác là: Chữ và Nghĩa.

Chữ Nghĩa và Thơ, Tâm của tôi
vốc hạt tình gieo thấm cõi đời
hạt rơi thăm thẳm vào trong đất
hạt vọng thênh thang khắp ngõ trời!

Nói về Chữ và Nghĩa, nó rộng bao la. Cứ thử lên Google mà search, bạn sẽ đọc và ngẫm suốt bao lâu cũng không hết Nghĩa của Chữ. Sự biến hóa tài tình của Chữ, chỉ 24 nốt từ A đến Y, trước thì viết, bây giờ thì gõ trên mặt keyboard, có khác nào như ta gõ những nốt Mi, Fa, Sol... Ráp nối và biến tấu thành những tình khúc Thơ/Nhạc thẩm thấu qua thời gian và không gian hiện hữu và trừu tượng.
Không bàn đến (đúng hơn là tôi không đủ sức để ghé vào bàn và luận) về chữ nghĩa chính thống dòng họ Việt, với những pha trộn Hán Nôm, Âu Mỹ... Chỉ nói về Chữ gởi Nghĩa vào Tình, Đời và Quê Hương... là cả một hành trình Thơ tôi đi từ khởi thủy của sự ráp vần khi còn cắp sách vào Trường đến khi nhập cuộc vào Chiến Địa và thả bước Lưu Vong...Đã đầy lòng tôi những trăn trở trên từng Con Chữ vào Thơ, sao cho cảm Nghĩa bây giờ, mai sau!
Không dễ đâu phải không bạn. Ai đó, và chính xác hơn mới đây, anh Trần Kim Đoàn trong 1 email gởi tôi, khi tôi (và bạn AT) báo là đã đọc hết quyển "Tu Bụi" của anh: mỗi một người đọc tác phẩm của mình là một tác giả thứ hai, họ thẩm định lại giá trị từng Chữ và Nghĩa, và họ có toàn quyền hiểu một chữ khác hay hoặc thích nghi hơn chữ mà tác giả đã viết.
Chẳng hạn tôi đọc lại thơ tôi trong bài "ơn em", đã chỉnh lại câu" điệu vần lóng lánh duyên xưa > điệu vần lánh lóng duyên xưa". Duyên Xưa, Lánh lên và Lóng lại trong lòng mình một Nghĩa ân tình có phải là đẹp lắm không?
Mới ngày hôm qua, một đọc giả PM hỏi tôi: có phải anh vừa sửa lại một số Chữ trong bài "ơn em". Tôi cám ơn người đọc có trí nhớ thật tốt viết lại những Chữ trong câu của bài thơ nguyên thủy. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa hài lòng về Chữ và Nghĩa trong bài thơ đó. Sẽ nói tiếp sau này, với cả nguyên nhân tôi viết bài thơ. Cũng là Tình gởi Người, gởi Đời và Quê Hương.

Cao Nguyên



Chứng Nghiệm


Chứng Nghiệm
Thử nhìn thế nhân trong vạn vật
và vạn vật trong thế nhân
qua thời gian xuôi ngược
và không gian vũ trụ quay tròn
Ta bắt gặp trong từng ánh chớp nhân sinh
sự huyền nhiệm Từ Tâm và Nhân Đức
đủ sức dẫn Ta đi vào cuộc làm Người
Chân Chính và Thiện Mỹ.
Ít ra
hãy trở thành chính bạn
như Alan Watts đã viết
Become What You Are

***
Trong cuộc sống mình đang bước tới
và thời gian bước lui.
Bạn và tôi đang lẩm nhẩm về cuộc đời:
có ích hay không?
sống sao cho đúng?
sự thật ở đâu?
Từ những ánh chớp nhân sinh
chứng bằng chữ nghĩa
nghiệm bằng tâm cảm
qua thực tế cuộc đời
sẽ cho mình sự trả lời chân xác
Ít ra
hãy trở thành chính bạn

***
Trong tương quan bằng hữu
Trong tương ái tình người
Trong yêu thương tuyệt vời
Trong niềm tin một đời...
Bạn và tôi trên đường vui sống
sẽ cùng Chứng Nghiệm
những lời hay ý đẹp của Người
và của chính Ta từ Tâm Ái
với Người
với Đời
Ít ra
hãy trở thành chính bạn
tấm gương soi vô hạn chân thành!

***
Cao Nguyên mở mục này như Tâm Bút
mời mọi người
Viết bằng Tâm
Chứng bằng Lời
Nghiệm bằng Ý
khi thấy điều hay
từ những ánh chớp Nhân Sinh
Hôm Qua-Hôm Nay-Ngày Mai!

Cao Nguyên

(Trích lời dẫn vào "Chứng Nghiệm" )


Chứng Nghiệm

chiếc áo không làm nên thầy tu
chân tu không màn chiếc áo
giả tu chiếc áo là vàng

chân tu nhân ái từ Tâm
giả tu nhân ái từ ầm ỹ Tôi

CN

Cho và Nhận
Người Vị Kỷ, Nhận vui hơn là Cho
Người Tri Kỷ, Cho vui hơn là Nhận

CN

Đất lành Chim đậu
Đất lành Chim đậu, không có nghĩa là nơi nào Chim đậu nhiều là Đất lành.
Còn tùy bản chất loài Chim và môi trường mặt Đất.
CN

Bao Dung
đâu phải vì cánh đồng
mà dòng sông uốn khúc
đâu phải vì được mất
mới cần một tấm lòng!

sao không như mặt đất
độ lượng với dòng sông
sao không bằng tấm lòng
bao dung điều được mất?

CN

Hòa Hợp
nóng lạnh tùy tâm đâu tùy rượu
thiện ác tùy người đâu tùy thời!
bốn mùa luân chuyển uống chơi
rượu hòa nóng lạnh cho đời bớt ngông!

CN


Nguồn Xanh

Cứ mỗi đầu năm, nhóm "Nguồn Xanh" họp mặt để trao đổi những ý nghĩ từ những góc độ nhìn vào cuộc sống thường ngày. Để đề ra hoặc bổ sung những điều khoản trong hướng đi mà Nhóm đang thực hiện.
Năm nay, vấn đề được đặt ra là trọng tâm của công việc thiện nguyện nên dồn nổ lực vào đối tượng nào giữa hai đối tượng: Người Già và Trẻ Thơ do hoàn cảnh khó khổ mà cuộc sống mất nguồn vui hay bị chựng lại.
Tỷ lệ ưng ý nghiêng về phía Trẻ Thơ. Vì rằng Người Già phải cảm thấy họ được may mắn sống đến thời "thất thập cổ lai hy". Họ đã sống trải qua hai thế kỷ và chịu đựng cả hai trạng thái chiến tranh và hòa bình trên quê hương. Chịu đựng thêm chút nữa cũng không sao! Miễn là phía sau họ đám con cháu không phải chịu sự cùng khổ của một kiếp người!
Còn những đứa trẻ vốn được sinh ra trên một đất nước đã hòa bình nhưng bị dìm đuối dưới sức nặng của những hậu quả tàn khốc do chiến tranh để lại. Hoặc do cha mẹ không đủ sức nuôi con dẫu đã bán cả máu mình để mua sữa và thức ăn cho con. Đến lúc họ kiệt sức đành buông đứa con do mình đứt ruột đẻ ra; Hoặc do cha mẹ đẻ con ra mà quên trách nhiệm nuôi lớn đứa con, cũng đành vất con mình ở một nơi không xứng với phận làm người!
Những đứa trẻ đó đang và sẽ sống, lớn lên như thế nào? Bạn hiểu mà!
Sao mình không nâng nó lên, vuốt phẳng những nếp nhăn thân xác nhọc nhằn trước tuổi? Nuôi lớn nó thành người hữu ích cho mai sau với bước đi vững vàng trên con đường nhân ái. Có được một tri thức đủ biết vun xanh một gốc cây đời từ trên những rữa mục của quá khứ.
Trong góc độ nhìn của bạn vào vấn đề vừa nêu ra, bạn nghĩ sao? Ý kiến của bạn giúp nhóm Ngồn Xanh ổn định hướng đi thiết thực hơn trong khả năng có thể của mình.

Cám ơn sự lưu ý của bạn.
Thay mặt nhóm Nguồn xanh

Cao Nguyên
VA 5 Mar 2009



tự bạch

Trời cuối tháng tư vẫn còn se lạnh. Do thời tiết địa cầu thay đổi khá nhiều, hoặc do lòng nguời tràn nỗi ưu tư về thế cuộc mà trời đất đồng màu xám nhạt? Thế giới lặng câm hay thế giới chuyển mình! Hiện ảnh Thiên Địa Nhân bất thuận hảo khuấy rộn tâm thức căng chùn theo nhịp thở nhân sinh.
Đi tìm giữa huyễn hư một chủ thể sống để tựa mình giữ thế đứng thăng bằng cho chính mình không dễ, thì làm sao diễn đạt được đúng nghĩa của tư duy về một hiện vật đắm nhìn.
Nhưng không bày tỏ chút thiện ý về điều mình bắt gặp trong tầm mắt hay trong tầm tay có phải là lãng phí sự có mặt của mình giữa hữu hạn của thời gian vốn là tặng phẩm quí hiếm đời đã ưu đãi ban tặng.
Bày tỏ lại không dễ dàng, tỉ như tôi đang cố tìm hai chữ Quốc Ngữ tương xứng nghĩa với hai chữ "tự bạch" mượn từ Hán Tự. Chắc phải nhờ đến sự trợ giúp của một tác nhân khả tín.
Trong khi chờ đợi "tự bạch" được sáng danh. Tôi nói về chủ đề "tự bạch". Cũng chỉ là sự cảm nhận cái hồn của vật thể được nhìn qua tư duy của một đắm nhìn từ tâm.
Việc khởi đầu từ một vật trong ảnh của Mây Ngàn tôi vừa ngắm qua. Vật thể chỉ là một khối đá hữu hình, nhưng do dị thể của dáng mà nguời nhìn thấy được cái hồn của đá, như thể "lời thơ khắc đá", không chỉ chữ nghĩa thành lời mà như đá biết ngân ru hồn của chữ. Do thế mà khối đá được trân trọng trưng bày trong tầm nhìn thiên hạ.
Mây Ngàn hay tôi đã nhìn đá với lời "tự bạch" khi tư duy mình chạm vào đá.
Bạn nghĩ sao về đá và lời "tự bạch"? Có thể đây là một trò chơi với những game màu trí tưởng liên hệ giữa dáng và hồn của người, cảnh và vật.
Đặt "tự bạch" vào đúng giao điểm nhìn, sẽ nghiệm ra tiếng nói của hữu hình. Có thể "tự bạch" là vô ngôn, vì sự ngắm đang trong quá trình ngẫm về chủ thể từ một tuyệt tác.


CÕI ĐỜI
Đời vinh hoa
Kiếp phong ba
Lộng lẫy xuân ngời cũng sẽ qua
Người đi đâu
Ngã ra sao
Về nấm mồ rêu cũng một nhà
Bể dâu chìm nổi
Nắng quái phù hoa
Mộng vàng một giấc
Đất trời bao la
Duyên nghiệp trao người có với không
Đến nhận đi cười thoáng mắt trong
Thiên thu vẫn biếc mầu hoa cỏ
Rũ áo nằm chơi vệt nắng hồng

Mây Ngàn


Tự Bạch
Tử Sinh chừng quá dễ
Sống mới kể trần ai
Buồn Vui dài lụy hệ
Gom chỉ một thở dài!

Cao Nguyên



Những Con Ngựa Què

Rời khỏi trạm Grey Hound ở Silver Spring. Trở về thảo trang, phòng khách còn nguyên chứng tích của bữa trà đàm với anh Lê Mai Lĩnh sáng nay. Uống tách trà còn hơi ấm, ngẫm nghĩ về khoảnh khắc sơ ngộ mà như quen thân đã từ lâu . Bởi nết nhìn trao cho nhau vựot qua khung cửa chật tình người . Ánh mắt như tia chớp của của những giòng chữ hóa thân từ ánh thép phạt ngang mọi trở lực hủy diệt mộng làm người .
Cuộc sơ ngộ khởi đầu từ cái gật đầu chào cùng lời gọi tên nhau qua môi giới Phong Thu báo trước là có sự tham dự của tôi và anh Lê Mai Lĩnh trong buổi sinh hoạt "Văn Học và Âm Nhạc" do Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật vùng Hoa Thịnh Đốn tổ chức tại Jewish Community Center, Virginia chiều ngày 8 tháng 7 năm 2012, với 2 diễn giả từ Úc sang: Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc và Giáo Sư Hoàng Ngọc Tuấn .
Tuy không là người cực đoan kén bạn như lời khách quan bảo vậy trong gặp gỡ trên đất bằng hay phố ảo . Nhưng trong không gian đa chiều và trước thế lưỡng lập giăng bày . Tôi tự thu mình để khỏi bị nhũng con sóng tung hứng đánh bật mình ra khỏi chính mình . Thế nhưng, với Lê Mai Lĩnh, một con người luôn có phong cách vượt sóng để sinh tồn qua minh chứng của bạn thân và chữ nghĩa . Tôi đọc chữ của anh chưa nhiều, nhưng hiểu được cái nghĩa thủy chung với Đất và Người . Đủ để nâng sơ ngộ lên giao ngộ với lời mời anh ghé lại thảo trang trước khi anh trở về Pittburch .
Sự giản dị của cuộc giao ngộ cũng giản dị như bữa "cơm chỉ" do nhà văn Phong Thu mang đến khoản đãi.Tình thân mến đến từ duyên của chữ nghĩa, hiểu ý lời nhau nhờ chút thói ngang tàng.
Anh đã biết dòng thơ tồi kiêu ngạo
lời cầu xin chưa phát thảo một lần...
Hai thằng gật đầu như lời ấy cùng nói với nhau. Bởi cùng nhận ra nhau trong thân phận những con ngựa què. Còn chút khát vọng từ tiếng hí ngang trời đòi quyền hào phóng làm người.


Cao Nguyên









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét